Danh mục

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.02 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải tài liệu: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Trần Phi Yến, Mai Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Viện Công Nghệ Việt Nhật, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Nam Trung TÓM TẮT Chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học. Nghiên cứu này thực hiện nhằm chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tác giả đã thu thập dữ liệu từ 1600 sinh viên của 11 trường đại học, cao đẳng khác nhau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, lần lượt là đội ngũ giảng viên, kết quả học tập sinh viên, năng lực người học, tổ chức và quản lý đào tạo, chương trình đào tạo. Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ khóa: ảnh hưởng, chất lượng, đại học, đào tạo, TP. Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề Chất lượng đào tạo là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Chất lượng đào tạo của Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế và bất cập, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ khá phổ biến làm cho cơ cấu lao động bị mất cân đối, chất lượng lao động qua đào tạo không đáp ứng được nhu cầu, các trường chỉ tập trung vào việc hoàn thiện kỹ năng cứng cho người học trong đó kỹ năng mềm lại không được chú trọng. Trong quá trình đào tạo việc nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề mang tính sống còn, chất lượng đào tạo quyết định việc xã hội nhìn nhận, đánh giá và chấp nhận sản phẩm đào tạo của nhà trường, sự nghiệp đào tạo của nhà trường hưng thịnh hay suy vong phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo. Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Một số khái niệm cơ bản Chất lượng đào tạo: Tuy có rất nhiều định nghĩa về chất lượng đào tạo nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi đến thống nhất và vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Cheng và Tam (1997) thì cho rằng thuật ngữ chất lượng đào tạo chưa được định nghĩa chính xác. Họ định nghĩa chất lượng đào tạo là đặc trưng của một loạt yếu tố 1839 đầu vào, quá trình và đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo mà nó cung cấp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu người học và nhu cầu của xã hội về đào tạo. Thành (2011) chỉ ra rằng chất lượng đào tạo là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định. Đang (2011) thì cho rằng chất lượng đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường học. Mục tiêu trong định nghĩa này được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm sứ mạng, các mục đích, đặc điểm của chương trình đào tạo. Mục tiêu phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ và các nguồn lực của nhà trường nhưng đồng thời mục tiêu đào tạo phải đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội đất nước. Kết hợp các định nghĩa trên, bài viết này sử dụng thuật ngữ chất lượng đào tạo như sau: Chất lượng đào tạo là sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra mà các trường đã đưa ra, đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội. Các chỉ số đo lường chất lượng đào tạo: Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để đo lường chất lượng đào tạo. Chúng bao gồm kết quả thi cử, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường, tỷ lệ sinh viên bỏ học, số sinh viên đăng ký nhập học, số tiền đầu tư cho mỗi sinh viên, tỷ lệ giảng viên so với sinh viên… 2.2 Phương pháp nghiên cứu và phân bổ mẫu điều tra Tác giả thu thập thông qua nghiên cứu định tính với bảng câu hỏi phỏng vấn và nghiên cứu định lượng bằng việc tiến hành điều tra khảo sát. Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu được tác giả thực hiện qua các bước sau: Thứ nhất, nghiên cứu tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng mô hình lý thuyết. Thứ hai, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với 20 sinh viên là những người đang học tập, nghiên cứu tại 11 trường đại học trong tổng số 54 trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với thời gian 1 tuần nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung các biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Thứ ba, tham vấn lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý, giảng viên có nhiều năm trực tiếp giảng dạy các hệ đào tạo khác nhau tại các trường đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo nhằm mục đích điều chỉnh các biến đo lường chất lượng đào tạo. Thứ tư, việc phỏng vấn, thảo luận với các thành phần trên được thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: