Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH) Đỗ Thị Mến, Nguyễn Ngọc Huỳnh Như, Nguyễn Khiết Như, Nguyễn Thị Kiều My1, Võ Văn Tánh2 1 Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng, 2 Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)TÓM TẮTMục tiêu của nghiên cứu là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quynăm cuối trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Phương pháp phân tích chính được sử dụngtrong nghiên cứu là phân tích nhân tố khám phá. Số liệu được sử dụng trong phân tích được thu thập từ500 sinh viên năm năm cuối trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Kết quả nghiên cứu đã chỉra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối là nhân tố thuộcbản thân sinh viên và nhân tố thuộc về năng lực giảng viên. Trong đó, nhân tố thuộc về sinh viên bao gồmkiến thức đạt được sau khi học, động cơ học tập, tính chủ động của sinh viên có ảnh hưởng đến kết quảhọc tập cao hơn nhân tố thuộc về năng lực giảng viên.Từ khóa: Sinh viên, kết quả học tập, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, sự nỗ lực.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong 10 năm trở lại đây, theo xu hướng giáo dục đại học của thế giới, giáo dục đại học Việt Nam đangtừng bước chuyển hóa từ một nền giáo dục đại học cho thiểu số tinh hoa sang một nền giáo dục đại họcđại chúng. Điều này có nghĩa là giáo dục đại học Việt Nam trở thành nền giáo dục đại học dành cho sốđông. Bên cạnh đó, đối với phần lớn người Việt Nam mảnh bằng đại học được coi là “ tấm hộ chiếu vàođời” và được giáo dục đại học cũng là sự khẳng định vị trí con người trong xã hội. Chính vì vậy, nhu cầuđược tiếp cận giáo dục đại học hiện nay là rất lớn. Nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập đã rađời. Tuy vậy, vẫn chưa tương xứng với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội cũng như xu hướng phát triểngiáo dục đại học của thế giới. Ngoài ra giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang còn tồn tại nhiều vấn đềnhư chương trình đào tạo lỗi thời; phương pháp dạy và học thụ động; hoạt động nghiên cứu khoa họcchưa được đầu tư và quan tâm đúng mức; vẫn có khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành khiến chonhiều sinh viên ra trường không đủ khả năng để tìm được một công việc phù hợp hay các doanh nghiệpkhi tuyển nhân viên phải tiến hành đào tạo lại; và thực tế là bằng cấp của Việt Nam chưa được thế giớicông nhận. Để đạt được mục tiêu của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài”, Việt Nam phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích nghi với côngviệc, hình thành đội ngũ nhân lực năng động và sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của thế kỷ 21.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Mô hình nghiên cứuKết quả học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng nhìn chung có hai nhân tố chính làbản thân sinh viên và giảng viên. Kiến thức thu nhận và động cơ học tập là hai nhân tố thuộc bản thânsinh viên có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Kiến thức thu nhận của sinh viên là mục tiêu quan trọng 331nhất của các trường đại học cũng như của sinh viên. Có nhiều quan điểm và cách thức đo lường kiếnthức thu nhận của sinh viên như thông qua điểm của các học phần, tự đánh giá của sinh viên về quá trìnhhọc tập và tìm kiếm việc làm. Theo Young và ctv. (2003), kiến thức thu nhận của sinh viên là những đánhgiá tổng quát nhất của sinh viên về kiến thức, kỹ năng họ thu nhận được trong quá trình học tập các họcphần cụ thể. Thang đo kiến thức thu nhận gồm 3 biến quan sát Động cơ học tập của sinh viên được địnhnghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của học phần hay chương trình học (Noe,1986). Động cơ học tập còn được định nghĩa là quá trình quyết định của sinh viên về định hướng, mức độtập trung và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập (Cole và ctv., 2004). Thang đo động cơ học tậpcủa sinh viên dựa vào thang đo của Cole và ctv. (2004) với biến quan sát.Năng lực của giảng viên đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập (Biggs, 1999) vì năng lực nàygiúp sinh viên nắm bắt được mục tiêu và kỳ vọng của môn học. Năng lực của giảng viên còn giúp sinhviên hiểu được giá trị và lợi ích của việc học tập từ đó sẽ giúp sinh viên thích thú hơn trong quá trình họctập để có kết quả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kết quả học tập của sinh viên Chương trình đào tạo Chất lượng đội ngũ giảng viên Năng lực giảng viên Động cơ học tậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Thiết kế trang Web - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
6 trang 391 0 0 -
Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
6 trang 281 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Sáng tác mẫu trên phần mềm tin học - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 243 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 trang 159 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đồ án cơ sở - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
7 trang 158 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 156 0 0 -
Biểu mẫu Kế hoạch phát triển nghề nghiệp
2 trang 154 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Thiết kế trang phục 3 - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
8 trang 146 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Thiết kế trang phục 4 - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 141 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Toán giải tích - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
8 trang 131 0 0