Danh mục

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 490.27 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này thực hiện nhằm tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn Ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khung nghiên cứu được hình thành trên sở sở lý thuyết tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VAY VỐN NGÂN HÀNG ĐỂ TRANG TRẢI CHI PHÍ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Nguyễn Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Bùi Thị Hương, Hoàng Diệu Linh, Trần Thị Phương Anh Trường Đại học Thương Mại Email: ngocbich1412hd@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu này thực hiện nhằm tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến ý định vay vốn Ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại họctrên địa bàn thành phố Hà Nội. Khung nghiên cứu được hình thành trên sở sở lý thuyết tổnghợp từ các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Thông qua bộ dữ liệu thu thập từ 361 sinh viêncác trường đại học tại Hà Nội, nghiên cứu kiểm định những giả thuyết thể hiện sự đóng góp củatừng nhân tố đối với ý định vay vốn ngân hàng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn Ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viênđại học tại Hà Nội, gồm: (i) Chi phí học tập; (ii) Chi phí sinh hoạt; (iii) Đặc điểm tính cách; (iv)Khả năng tài chính; (v) Nhận thức về sự hữu ích của vay vốn sinh viên; (vi) Sự phổ biến củatín dụng sinh viên. Trong đó, nhân tố “Khả năng tài chính của sinh viên” có ảnh hưởng nhiềunhất tới kết quả. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ cơ hộiđược tiếp xúc với giáo dục đại học của sinh viên. Từ khóa: chi phí học tập, sinh viên đại học, tín dụng, ý định vay vốn ngân hàng 1. Giới thiệu 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Giáo dục đại học không chỉ là bước tiến quan trọng trong cuộc sống học thuật, mà còn làchìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công và phát triển cá nhân. Nó không chỉ trang bị cho sinhviên những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực họ lựa chọn, mà còn là nơi hình thành kỹ năngsống và tư duy logic. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, giáo dục đại học nhưmột điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sinh viên đại học đã vàđang phải đối mặt với hai áp lực lớn nhất: một là trang trải chi phí học tập và thứ hai là tháchthức liên quan đến việc tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, chi phí học tậpngày càng tăng cao là rào cản lớn ảnh hưởng đến nhu cầu học tập, đặt ra thách thức về khả năngtài chính của sinh viên. Trong bối cảnh này, việc vay vốn từ các nguồn tài chính như Ngân hàngtrở thành một giải pháp để giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng về tài chính. Theo báo cáo từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến cuối năm 2021 tổng số sinh viênđược vay vốn nhằm trang trải chi phí học tập là 3,6 triệu, tính đến thời điểm ngày 4/9/2022,Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho vay với dư nợ đạt 745 tỷ đồng, hơn 70.000 sinhviên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để mua máy tính, thiết bị điện tử qua đó hỗ trợ sinhviên có đủ điều kiện học tập trực tuyến trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Điều này không chỉtạo động lực cho thế hệ trẻ cố gắng học tập mà còn giúp cho đất nước ngày càng phát triển nhânlực. 256 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Tuy nhiên, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khó khăn kinh tế ngày một tặngnhưng lượng sinh viên vay vốn lại giảm, điều đó cho thấy thực trạng vay vốn của sinh viên cònnhiều hạn chế. Quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu vì nguồn vốn thực tế của cácchương trình cho vay còn gặp nhiều khó khăn và cơ cấu tín dụng còn chưa có tính bền vững,thậm chí thụ động; thu nhập bình quân hàng tháng của sinh viên sau khi ra trường tìm đượcviệc làm chưa ổn định, mức thu nhập bình quân 5,6 triệu đồng/tháng làm cho tỷ lệ nợ quá hạntăng cao; mức cho vay chưa sát với nhu cầu thực tế của sinh viên, cao nhất là 4 triệu đồng/tháng,chưa thể đáp ứng nhu cầu trang trải chi phí học tập cho sinh viên; sự phối hợp giữa nhà trường,ngân hàng, chính quyền và gia đình còn nhiều bất cập; thủ tục vay vốn cho sinh viên còn phứctạp, yêu cầu nhiều giấy tờ; sinh viên không được cung cấp đủ thông tin về các lựa chọn vay vốnkhác nhau, điều kiện vay, hoặc không biết cách so sánh lựa chọn để tìm ra phương án tốt nhấtcho mình. Đặc biệt, ý định vay vốn Ngân hàng không chỉ đơn giản là một quá trình tài chính mà cònphản ánh nhiều nhân tố ảnh hưởng từ môi trường xã hội, tâm lý và nhận thức của sinh viên. Dođó, việc nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động của tín dụng sinhviên là vô cùng cấp thiết. Với mục tiêu đặt ...

Tài liệu được xem nhiều: