Bài viết là khái quát các quy định của CPTPP về đầu tư; Đánh giá quy định về nguyên tắc đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư trong CPTPP với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để từ đó đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam sao cho phù hợp với các quy định trong CPTPP nhằm tạo ra một môi trường đầu tư được bảo đảm toàn diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các quy định về đầu tư trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – so sánh với pháp luật đầu tư Việt Nam
hiện quyền trưng mua, trưng dụng có thể bổ sung quy định về các quy trình thủ tục khác nhau
cho các loại tài sản khác nhau của nhà đầu tư để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhà
đầu tư được bảo vệ triệt để nhất kể cả trong bối cảnh nhằm thực hiện những lợi ích mang tính
quốc gia công cộng. Thiết nghĩ, nếu làm được như vậy sẽ góp phần xây dựng được một thể
chế đầu tư hoàn thiện, giúp môi trường đầu tư Việt Nam thực sự trở thành một cửa ngõ đầu tư
phương đông ―vừa thông vừa thoáng, vừa an toàn vừa hiệu quả‖.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp định EVIPA
2. Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
3. Luật Trưng mua, trưng dụng năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành
4. Giáo trình Luật Đầu tư của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2015
5. A.Lowenfeld(2002), International Economic Law, Oxford University Press
6. https://baomoi.com/quoc-huu-hoa-dau-mo-argentina-gay-soc/c/8374642.epi
7. https://m.theleader.vn/thay-gi-tu-hiep-dinh-evipa-giua-viet-nam-eu
NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƢ TRONG HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) –
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ VIỆT NAM
Ths. Phùng Bích Ngọc
Trƣờng Đại học Thƣơng mại
Tóm lược: Việc triển khai CPTPP và EVFTA là bước đi quan trọng thúc đẩy đa dạng
hoá thị trường, mở rộng đối tác cho Việt Nam. Trong lĩnh vực thu hút FDI43, Việt Nam sẽ có
cơ hội đón nhận dòng vốn FDI “chất lượng cao” của các nước thành viên CPTPP như Nhật
Bản, Canada. Quy định liên quan tới đầu tư trong CPTPP được đánh giá là có tác động lớn
trong việc thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do vậy, trọng tâm của
bài viết là khái quát các quy định của CPTPP về đầu tư; đánh giá quy định về nguyên tắc đầu
tư và cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư trong CPTPP với các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành để từ đó đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam sao cho phù hợp với các
quy định trong CPTPP nh m tạo ra một môi trường đầu tư được bảo đảm toàn diện.
Từ khoá: Đầu tư kinh doanh, đầu tư trong CPTPP.
43
Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
1047
Khái quát các quy định về đầu tƣ trong CPTPP
Các quy định về đầu tư trong CPTPP được quy định tại chương 9 của Hiệp định. Nội
dung trọng tâm của chương 9 chủ yếu đề cập tới một số định nghĩa, phạm vi áp dụng, các
nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, quyền của nhà đầu tư, của nước tiếp nhận đầu tư,
giải quyết tranh chấp,... Luật pháp Việt Nam có liên quan đến đầu tư như Luật đầu tư 2014,
Luật doanh nghiệp 2014 đã có các quy định khá phù hợp. CPTTP tạo thuận lợi cho hoạt động
đầu tư qua biên giới, do vậy, khi Hiệp định có hiệu lực thì Việt Nam có điều kiện tốt hơn để
thu hút FDI từ các nước thành viên khác vì thương mại gắn liền với đầu tư, nhất là với các
nước mà Việt Nam chưa có thỏa thuận FTA như Canada, Mexico. Mặt khác, đây cũng là cơ
hội để doanh nghiệp Việt Nam nhất là các tập đoàn kinh tế lớn tìm kiếm thị trường đầu tư tại
các nước thành viên khác44.
Thứ nhất, CPTPP đã xác định đầu tư45 là mọi tài sản do nhà đầu tư sở hữu hoặc kiểm
soát trực tiếp hoặc gián tiếp, có đặc điểm đầu tư, bao gồm các đặc điểm như cam kết về vốn
đầu tư hoặc các nguồn lực khác, kỳ vọng về lợi nhuận hoặc gánh chịu rủi ro. Các hình thức
đầu tư có thể bao gồm: doanh nghiệp; cổ phiếu, cổ phần và các hình thức góp vốn vào doanh
nghiệp; trái phiếu, trái khoán, các công cụ nợ khác và các khoản cho vay; hợp đồng tương lai,
hợp đồng quyền chọn và các sản phầm tài chính phái sinh khác; hợp đồng chìa khoá trao tay,
xây dựng, quản lý, sản xuất, nhượng quyền, phân chia doanh thu và các hợp đồng tương tự
khác; quyền sở hữu trí tuệ; giấy phép, chấp thuận, cho phép, và các quyền tương tự hình thành
trên cơ sở quy định pháp luật của một bên và các quyền tài sản hữu hình hoặc vô hình, động
sản hoặc bất động sản và quyền tài sản liên quan, như cho thuê, cầm cố, cầm giữ và thế chấp
nhưng đầu tư không có nghĩa là lệnh hoặc phán quyết theo thủ tục hành chính hoặc tư pháp46.
Về cơ bản quy định của CPTPP xem xét đầu tư là hoạt động đầu tư kinh doanh như trong
pháp luật đầu tư Việt Nam. Bởi hoạt động đầu tư kinh doanh gắn liền với mục đích sinh lợi
của nhà đầu tư. Ngoài ra, CPTPP quy định rõ chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư bao gồm
nhà đầu tư, cơ quan, chính quyền cấp trung ương, vùng hoặc địa phương hoặc bất kỳ tổ chức,
cá nhân nào. Trong đó, CPTPP đưa ra định nghĩa về nhà đầu tư của một Bên là một Bên hoặc
công dân, doanh nghiệp của Bên đó chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện hoặc đã thực hiện đầu
tư tại lãnh thổ của bên khác. Định nghĩa này cho thấy nhà đầu tư không chỉ bao gồm các nhà
đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư mà còn bao gồm các nhà đầu tư dự định thực hiện hoặc đã
thực hiện xong hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, CPTPP còn quy định tương đối rộng các hình
thức mà nhà đầu tư có thể bỏ vốn để tham gia vào hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật đầu
tư Việt Nam quy định đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt
44
GS.TSKH.Nguyễn Mại, CPTPP với đầu tư trực tiếp nước ngoài, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-
doi/cptpp-voi-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-138638.html , cập nhật ngày 3/2/2020.
45
Điều 9.1, Chương 9, Hiệp định CPTPP, http://www.trungtamwto.vn/download/18947/09%20
Chuong%20Dau%20tu%20-%20VIE.pdf.
46
Điều 91, Chương 9, Hiệp định CPTPP, http://www.trungtamwto.vn/download/18947/09%20
Chuong%20Dau%20tu%20-%20VIE.pdf
1048
động kinh doanh thông qua v ...