Nghiên cứu đưa ra các kiến nghị nhằm đưa ra các khuyến nghị và giải pháp thích hợp để giúp các bạn có thể tìm kiếm nhà trọ một cách dễ dàng để có thể yên tâm khi học tập và làm việc khi xa nhà hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên Tp. Hồ Chí Minh
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Ly, Bùi Quang Huy, Lê Thị Thúy Huyền,
Bùi Minh Anh, Phạm Thị Tú
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo
TÓM TẮT
Khoảng thời gian nhập học vào năm nhất có lẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với các
tân sinh viên do lượng sinh viên đổ về TP.HCM rất nhiều dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà trọ
không đủ cung cấp. Các chủ trọ nhân cơ hội đó đã tìm cách hét giá hoặc giở các chiêu trò
lừa đảo các sinh viên khi lần đầu tìm kiếm thuê phòng. Nắm bắt được những khó khăn và
các yếu tố quan trọng khi sinh viên tìm thuê nhà trọ nên nghiên cứu này nhằm xác định các
yếu tố, từ đó phân tích, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định thuê nhà
trọ của sinh viên TP.HCM. Dựa trên thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, thuyết về sự lựa
chọn trong tiêu dùng của Mankiw, thuyết vị thế - chất lượng của Hoàng Hữu Phê và Wakely,
quá trình ra quyết định trong tiêu dùng của Kotler để xây dựng mô hình nghiên cứu. Về mặt
thực tiễn, kết quả thể hiện nhu cầu/mối quan tâm của sinh viên tại TP.HCM khi ra quyết định
thuê nhà trọ. Qua đó nghiên cứu đưa ra các kiến nghị nhằm đưa ra các khuyến nghị và giải
pháp thích hợp để giúp các bạn có thể tìm kiếm nhà trọ một cách dễ dàng để có thể yên tâm
khi học tập và làm việc khi xa nhà hơn.
Từ khóa: nhà trọ, sinh viên, tâm lý, xã hội, TP.HCM.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống con người tồn tại và phát triển dựa trên các thang bậc nhu cầu của học thuyết
Maslow: ăn, mặc, nơi trú ngụ, an ninh, mối quan hệ, được tôn trọng và tự thể hiện. Trong đó,
nhà ở là một trong những nền tảng quan trọng để các nhu cầu khác phát triển, từ đó giúp
con người có cuộc sống an toàn, có thể tập trung làm việc hơn. Đối với sinh viên, chỗ ở là
không gian cư trú đảm bảo môi trường sống để sinh viên học tập hoặc nghỉ ngơi sau những
giờ học trên lớp. Sinh viên sống ở một nơi tạm bợ, mất trật tự an ninh không những gây ra
tác động tiêu cực trong lối sống mà còn ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên đó. Đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay, việc các sinh viên xa nhà lên các trung tâm hoặc thành phố lớn
để học tập và làm việc đang rất phổ biến. Đi kèm đó là việc tìm kiếm một nơi ở thích hợp để
nhằm ổn định khi sinh sống tại đây là vấn đề mà các bạn và các bậc phụ huynh đặt lên
hàng. Đối với các sinh viên lần đầu còn bỡ ngỡ sẽ chưa thể có kinh nghiệm trong việc tìm
nhà trọ hoặc quyết định ở ghép các chung cư, các bạn thường lựa chọn những nơi ở gần
trường và ít quan tâm đến vấn đề giá cả (hoặc chưa nắm bắt được giá cả chung tại nơi đó);
còn đối với sinh viên từ năm 2 trở lên xu hướng tìm kiếm việc làm thêm và tìm kiếm các
1609
phòng trọ giá rẻ hơn để có thể tự chi trả, bên cạnh đó các yếu tố về an ninh, vật chất, vệ
sinh,... cũng sẽ được lưu tâm lên hàng đầu.
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow 5 đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của
người tiêu dùng. Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng
một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới, nghĩa là trước khi kích
hoạt nhu cầu cao hơn thì nhu cầu thấp hơn phải được đáp ứng. Thuyết về sự lựa chọn trong
tiêu dùng của Mankiw 6 cho rằng, quá trình ra quyết định của cá nhân được định hướng bởi
sự tối đa hóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế. Theo đó, với giả thuyết con
người là duy lý và thông tin trên thị trường là hoàn hảo, hành vi của người tiêu dùng chịu sự
ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản: sự giới hạn của ngân sách và mức hữu dụng cao nhất.
Trong việc thuê chỗ ở, yếu tố có ảnh hưởng đến lý thuyết này là giá cả.
Quá trình ra quyết định trong tiêu dùng của Kotler 8 cho rằng, quy trình ra quyết định của
người tiêu dùng gồm 5 giai đoạn: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn,
quyết định mua và hành vi sau mua. Sau khi mua, người tiêu dùng có thể cảm thấy hài lòng
hay không hài lòng ở một mức độ nào đó về sản phẩm. Sau đó, họ sẽ có các hành động sau
khi mua hay phản ứng nào đó về sản phẩm hay cách sử dụng sản phẩm. Nếu tính năng và
công dụng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì hành vi mua sắm sẽ được lặp lại,
hoặc giới thiệu cho người khác. Ngược lại, thì họ sẽ cảm thấy khó chịu và thiết lập sự mất
cân bằng tâm lý bằng cách sẽ chuyển sang tiêu dùng nhãn hiệu khác. Trong việc thuê chỗ
ở, yếu tố có ảnh hưởng đến lý thuyết này là quyết định ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng
ứng dụng tìm chỗ ở.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứ ...