Danh mục

Nghiên cứu cải tiến máy dò cá dùng một tần số sang hai tần số sóng siêu âm nhằm nâng cao sản lượng khai thác thủy sản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.82 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời gian trước đây, những máy dò cá một tần số 50kHz được dùng rất phổ biến trong nghề cá Việt Nam. Ngư trường của các tỉnh Nam Trung bộ có nhiều cá Cơm mồm, cá Cơm săn. Do kích thước cá Cơm mồm, cá Cơm săn rất nhỏ nên máy dùng tần số 50kHz không phát hiện rõ. Để dò các đàn cá này phải dùng máy tần số cao (200kHz). Báo cáo này trình bày phương pháp cải tiến mày dò cá FURUNO FCV668 (một tần số 50kHz) sang hai tần số 50/200kHz cho ngư dân Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa làm nghề khai thác cá Cơm đạt hiệu quả cao hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cải tiến máy dò cá dùng một tần số sang hai tần số sóng siêu âm nhằm nâng cao sản lượng khai thác thủy sản Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN MÁY DÒ CÁ DÙNG MỘT TẦN SỐ SANG HAI TẦN SỐ SÓNG SIÊU ÂM NHẰM NÂNG CAO SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THỦY SẢN RESEARCH TO IMPROVE FISH FINDER FROM USING SINGLE FREQUENCY TO CHANGE DUAL-FREQUENCY TO INCREASE FISHING YIELDS Trần Tiến Phức1 Ngày nhận bài: 16/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 19/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Thời gian trước đây, những máy dò cá một tần số 50kHz được dùng rất phổ biến trong nghề cá Việt Nam. Ngư trường của các tỉnh Nam Trung bộ có nhiều cá Cơm mồm, cá Cơm săn. Do kích thước cá Cơm mồm, cá Cơm săn rất nhỏ nên máy dùng tần số 50kHz không phát hiện rõ. Để dò các đàn cá này phải dùng máy tần số cao (200kHz). Báo cáo này trình bày phương pháp cải tiến mày dò cá FURUNO FCV668 (một tần số 50kHz) sang hai tần số 50/200kHz cho ngư dân Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa làm nghề khai thác cá Cơm đạt hiệu quả cao hơn. Từ khóa: Máy dò cá, hai tần số, cá Cơm ABSTRACT Formerly, the fishfinders with frequency 50kHz are widely used in Vietnam fisheries. Fishing grounds of the south central provinces has the Spined anchovy. The machines using 50kHz frequency are not clearly detected due to the small size of these kinds of fish. To detect the small fish, one must use the fishfinders with higher frequency (200kHz). In this paper, we present method to improve the FURUNO FCV668 fishfinder (a single frequency of 50kHz) into two frequencies 50/200kHz for fishermen of Quang Ngai, Phu Yen, Khanh Hoa provinces, in order to achieve higher efficiency of the Spined anchovy exploitation. Keywords: Fishfinder, two frequencies, Anchovy I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, máy dò cá bằng phương pháp siêu âm là thiết bị điện tử hàng hải không thể thiếu đối với một số nghề khai thác cá biển mỗi khi tàu ra khơi. Không những chỉ để dò cá mà cả khi hành trình đi về, máy có chế độ tự động điều chỉnh các tham số thang đo sâu, hệ số khuếch đại tín hiệu dội, giúp thuyền trưởng phát hiện rõ đáy biển (độ sâu và địa hình) để nhận định ngư trường và phòng ngừa mắc cạn. Thời gian đầu triển khai máy dò cá ở Việt Nam, nguồn lợi còn rất phong phú mà ngư dân lại chưa quen sử dụng, ngôn ngữ hiển thị trên mặt máy bằng tiếng Anh nên hướng lựa chọn loại có chức năng tự động điều chỉnh thang đo (AUTO RANG), tự động 1 điều chỉnh hệ số khuếch đại (AUTO GAIN) và chùm tia phát ra rộng (tần số siêu âm thấp) để dễ tìm thấy đàn cá được ưu tiên lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, nhiều tàu đã đạt sản lượng cao hơn ngay từ chuyến biển đầu tiên nhờ có máy dò cá. Sau vài năm sử dụng máy dò cá, ngư trường càng được mở rộng, nguồn lợi có nhiều thay đổi, nhu cầu phát hiện nhiều loại cá tùy theo mùa vụ để tăng sản lượng được các thuyền trưởng quan tâm. Sóng siêu âm dội lại từ đàn cá phụ thuộc vào kích thước các cá thể trong đàn mà trong đó bong bóng có vai trò rất quan trọng. Bong bóng cá là một nội quan của các loài cá, có hình dạng như một chiếc túi chứa không khí giúp cá có thể điều chỉnh được tỉ trọng và khả năng nổi của mình, điều này TS. Trần Tiến Phức: Khoa Điện - Điện tử - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 khiến cá có thể lơ lửng ở một độ sâu nhất định mà không cần phải bơi [1]. Bong bóng cá cũng có tác dụng giữ thăng bằng vì tại tư thế “chuẩn” của cá, trọng tâm khối lượng sẽ nằm ở phía dưới trọng tâm của thể tích do bong bóng cá nằm ở mặt lưng của cơ thể. Một chức năng khác của bong bóng cá là buồng cộng hưởng nhằm tiếp nhận hay tạo ra âm thanh. Sóng siêu âm của máy dò bị phản xạ mạnh nhất từ bong bóng cá vì túi khí tạo nên sự chênh lệch rất lớn về trở âm so với phần thân chủ yếu là mô mềm (soft tissue) và nước biển (hình 1). Để phát hiện cá có kích thước nhỏ không những cần phát xung siêu âm có công suất lớn, độ nhạy mạch thu cao mà còn phải dùng tần số phù hợp. Chính vì vậy, để tìm đàn cá Cơm Mồm, cá Cơm Săn có nhiều ở ngư trường nước ta [2] cần sử dụng máy dò tần số siêu âm cao (loại 200kHz). II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Máy dò tìm các loại cá Cơm có kích thước nhỏ Hình 1. Sóng siêu âm phản xạ từ cá Cơm Trên thế giới, cá Cơm tập trung nhiều ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kể từ thập niên 1980, nguồn lợi cá Cơm đã suy giảm và thu hẹp vùng ngư trường. Theo bản đồ phân bố cá Cơm (hình 2) [3] trong những năm gần đây, ngư trường biển Miền Nam nước ta vẫn được coi là trọng điểm. Cá Cơm có nhiều chủng loại, ở mỗi địa phương có những tên gọi khác nhau như: cá Cơm trắng, cá Cơm ruồi, cá Cơm săn, cá Cơm than, cá Cơm mồm, cá Cơm trỏng. Thiết bị điện tử phát hiện được các đàn cá phụ thuộc vào mật độ, độ lớn đàn cá và kích thước mỗi con cá trong đàn nên có thể chia cá Cơm thành hai nhóm. Hình 3. Kích thước cá Cơm và bong bóng 34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hình 2. Ngư trường cá Cơm Nhóm có kích thước khai thác lớn như cá Cơm ruồi, cá Cơm thường; Tên khoa học: Stolephorus commersonii (Lacepede, 1803); Tên tiếng Anh: Commerson’s anchovy. [4, 5]. Nhóm có kích thước khai thác nhỏ hơn như cá Cơm mồm, cá Cơm săn; Tên khoa học: Stolephorus tri (Bleeker, 1852); Tên tiếng Anh: Spined anchovy. [4, 5] (hình 3). Cá Cơm là thực phẩm có thể ăn sống, phơi khô hay chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng như nước mắm. Hiện nay, nghề khai thác cá Cơm của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Khai thác cá Cơm đã có từ rất lâu đời và là nghề đánh bắt truyền thống ở Việt Nam. Ngư cụ khai thác cá Cơm chủ yếu là: Vây mùng, Pha xúc, Mành đèn, Mành mùng. Cá Cơm có thể khai thác quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào vụ cá nam từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Thực trạng nghề khai thác cá Cơm ở Việt Nam vẫn đang còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu từ công nghệ, quy mô khai thác, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cũng như bảo vệ nguồn lợi. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: