Danh mục

Nghiên cứu chế tạo hạt nhẹ từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.50 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về việc sử dụng hỗn hợp PTXD là gạch đất sét nung và vữa trát của khối xây để chế tạo ra hạt cốt liệu nhẹ cho bê tông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chế tạo hạt nhẹ từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng ở Việt NamTạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2019. 13 (1V): 1–10 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HẠT NHẸ TỪ PHẾ THẢI PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Hùng Phonga,∗, Nguyễn Công Thắngb , Nguyễn Văn Tuấnb , Barbara Leydolphc a Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam b Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam c Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar gGmbH, ¨ Uber der Nonnenwiese 1, TP. Weimar, Cộng hoà liên bang Đức Nhận ngày 29/01/2019, Sửa xong 12/03/2019, Chấp nhận đăng 27/03/2019Tóm tắtTái sử dụng và tái chế phế thải phá dỡ các công trình xây dựng (PTXD) là một hướng phát triển bền vững trongngành xây dựng giúp giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra các sản phẩm hiệu quả, trongđó việc chế tạo hạt cốt liệu nhẹ dùng cho bê tông là một hướng phát triển mới đầy triển vọng. Bài báo trình bàykết quả nghiên cứu về việc sử dụng hỗn hợp PTXD là gạch đất sét nung và vữa trát của khối xây để chế tạo rahạt cốt liệu nhẹ cho bê tông. Kết quả nghiên cứu cho thấy vữa và gạch xây sau khi được lựa chọn và nghiền đếnkích thước nhỏ hơn 100 µm, trộn với phụ gia phồng nở và tạo hình các hạt ban đầu với kích thước < 10 mm,sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ 1250◦ C sẽ tạo ra sản phẩm hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn800 kg/m3 . Các hạt cốt liệu này sẽ được sử dụng để chế tạo ra các sản phẩm bê tông nhẹ cốt liệu rỗng sử dụngtrong ngành xây dựng.Từ khoá: phế thải phá dỡ xây dựng; vữa xây trát; gạch xây; cốt liệu nhẹ; nung.PRODUCTION OF LIGHTWEIGHT AGGREGATES FROM CONSTRUCTION AND DEMOLITIONWASTES IN VIETNAMAbstractThe reuse and recycle of construction and demolition waste (CDW) in construction industry is a sustainabletrend in development, which helps to solve the environmental pollution issues and produces effective buildingmaterials, among which the production of lightweight aggregates (LWA) for concrete is a new and promisingdirection. This paper presents a research on using CDW of a combination of clay-fired brick and mortar frommasonry to make LWA for concrete. Experimental results have shown that ground brick and mortar with a sizeof less than 100 µm, mixing with expanding agent, pelletized to size less than 10 mm, then dried and burned totemperature up to 1250◦ C can make the product of LWA with density less than 800 kg/m3 , which can later beused as aggregates for making lightweight aggregate concrete.Keywords: construction and demolition wastes; mortar; brick; lightweight aggregate; burning. c 2019 Trường Đại học Xây dựng (NUCE) https://doi.org/10.31814/stce.nuce2019-13(1V)-01 1. Giới thiệu Ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nềnkinh tế có những bước phát triển lớn, cùng với đó các công trình xây dựng được thực hiện trên khắp ∗ Tác giả chính. Địa chỉ e-mail: hungphongxd@gmail.com (Phong, N. H.) 1 Phong, N. H. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựngcả nước đặc biệt tại là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh. Các hoạt động xâydựng diễn ra sẽ thải ra một lượng lớn phế thải xây dựng (PTXD). Theo Báo cáo Môi trường Quốc gianăm 2011 về quản lý chất thải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tổng lượng PTXD trungbình khoảng 180 nghìn tấn/tháng [1, 2]. Trong khi đó PTXD ở nước ta hiện nay gần như chưa đượctái chế và sử dụng, chủ yếu đổ ra các bãi chứa rác thải rắn ở ven sông, bãi đất trống trong thành phốhoặc được chôn lấp, chỉ có một lượng rất ít PTXD được tái sử dụng dùng để san lấp mặt bằng. Việcđổ lẫn PTXD trong các bãi chứa rác thải sinh hoạt và san lấp ao hồ, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thổnhưỡng, gây ô nhiễm môi trường nước, làm xấu cảnh quan và tàn phá môi trường đô thị [3]. Do vậy, việc tái chế các phế thải xây dựng để tạo nên loại cốt liệu nhẹ chất lượng cao ứng dụnglàm bê tông nhẹ, vật liệu cách âm/cách nhiệt dùng trong xây dựng vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễmmôi trường của các bãi phế thải xây dựng, đồng thời hạn chế được việc khai thác cạn kiệt các nguồntài nguyên góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành Xây dựng nói riêng và của cảnước nói chung, phù hợp định hướng chiến lược phát triển bền vững của Chính phủ. Các hạt cốt liệu nhẹ có thể sử ...

Tài liệu được xem nhiều: