Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ Asen trong nước ngầm từ vật liệu laterite Bình Phước
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 482.72 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ Asen trong nước ngầm từ vật liệu laterite Bình Phước xây dựng quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm hạt hấp phụ, có tính hấp phụ tốt, ổn định và đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09-MT: 2015/BTNMT về xử lý ô nhiễm môi trường nước có nhiễm Asen trên cơ sở nguyên liệu khoáng tự nhiên laterite.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ Asen trong nước ngầm từ vật liệu laterite Bình Phước NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU HẤP PHỤ ASEN TRONG NƯỚC NGẦM TỪ VẬT LIỆU LATERITE BÌNH PHƯỚC Trần Huyền Trân Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Thái Văn Nam, ThS. Trịnh Trọng Nguyễn TÓM TẮT Ô nhiễm Asen trong nước ngầm đang là mối nguy cơ lớn về môi trường. Ở Việt Nam đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về xử lý ô nhiễm Asen trong nước ngầm và hấp phụ là một trong những phương pháp khả thi nhất. Hiện nay, việc nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu hấp phụ Asen có nguồn gốc tự nhiên đang được quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm hạt hấp phụ, có tính hấp phụ tốt, ổn định và đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09-MT: 2015/BTNMT về xử lý ô nhiễm môi trường nước có nhiễm Asen trên cơ sở nguyên liệu khoáng tự nhiên laterite. Những kết quả mới mà đề tài thực hiện được là nghiên cứu tính chất hấp phụ Asen của nguyên liệu Laterite, từ đó đã chế tạo được các loại hạt hấp phụ có khả năng ứng dụng thực tế trong việc xử lý nước ngầm ô nhiễm Asen cùng với đó là giải thích được cơ chế hấp phụ bằng phương pháp nghiên cứu trực tiếp. Từ khóa: Asen, Bình Phước, nước ngầm, vật liệu hấp phụ, vật liệu Laterite 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây nhiều nghiên cứu đã cho thấy nguồn nước ngầm có chứa hàm lượng Asen cao hơn quy chuẩn cho phép, phần lớn sự nhiễm độc Asen thông qua sử dụng nguồn nước [2]. Nhiễm độc Asen gây ra những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại hơn là hiện nay chưa có phương pháp hiệu quả để điều trị những căn bệnh nguy hiểm này. Vấn đề xử lý Asen trong nước ngầm cho hiệu quả cao với chi phí thấp nhất đã được nghiên cứu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ có nguồn gốc tự nhiên như Laterite đang được quan tâm hiện nay. Hiện nay đã có rất nhiều công trình và dự án nghiên cứu sử dụng các phương pháp để xử lý Asen phương pháp trao đổi ion, phương pháp sinh học…Trong đó thì việc nghiên cứu sử dụng vật liệu bằng phương pháp hấp phụ có nhiều ưu việt hơn bởi tính kinh tế, tính hiệu quả, thao tác đơn giản dễ thực hiện [7]. Laterite là một khoáng chất phổ biến và thường được tìm thấy ở những vùng giáp ranh giữa vùng núi những nơi có sự phong hóa quặng chứa sắt và các dòng nước ngầm có oxy hòa tan. Trong Laterite có chứa nhiều nguyên tố như Fe, Al, Si, các kim loại kiềm và kiềm thổ. Với cấu trúc rỗng gồm nhiều tổ (lỗ) như tổ của đàn ong. Các vách ngăn của mỗi lỗ được tạo nên từ đất sét khoáng sơ cấp có lẫn cả đất nguyên khối được chuyển 563 hóa từ lớp đá mẹ do những nơi oxit sắt kết dính lại và có màu đỏ cam. Phần ruột bên trong các lỗ tổ là sản phẩm của đất sét nên có độ xốp mềm tương đối cao, bề mặt riêng lớn và chứa nhiều và Fe(OH)2. Vậy nên, Laterite rất dễ tạo thành những lớp có khả năng hấp phụ các hạt điện tích ion của kim loại nặng và có khả năng trao đổi các cation, tạo nên phản ứng hấp phụ. Nguyên lý hoạt động là nguyên lý trao đổi ion kép. Để tạo cơ sở cho việc áp dụng đưa Laterit vào làm vật liệu hấp phụ xử lý Asen trước tiên phải chứng minh được hiệu quả xử lý. Hiện nay, Laterit tại khu vực tỉnh Bình Phước đã được một số nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá khả năng hấp phụ. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy Laterite khu vực này có khả năng xử lý kim loại như Pb, Zn, Mn, Cu, Cd và đặc biệt là Asen trong môi trường nước. Qua các thí nghiệm hấp phụ, hiệu suất xử lý đạt hiệu quả cao với As(III) trên 70% và As(V) trên 80%. Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bình Phước không lớn, tuy nhiên Laterite là khoáng sản phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế như các công xây dựng, công trình giao thông [2]. Đó chính là lý do đề xuất đề tài: “nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ Asen trong nước ngầm từ vật liệu Laterit Bình Phước”. 2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Nguyễn Trung Minh (2010) cũng đã đưa ra nghiên cứu chế tạo sản phẩm hấp phụ trên cơ sở nguyên liệu khoáng tự nhiên từ bazan, đá ong, đất sét để xử lý nước ô nhiễm Asen cho kết quả cả 3 loại vật liệu đều có khả năng hấp phụ tốt các kim loại và As. Các vật liệu được chọn tối ưu trên cơ sở các thông số khảo sát về các đặc tính: độ bền trong nước, diện tích bề mặt, khả năng hấp phụ Asen của các loại vật liệu [3,4]. Nguyễn Thị Hoàng Hà và cộng sự (2016) đã nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại Asen của laterit huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã cho kết quả. Dung lượng hấp phụ cao nhất của Pb, As, Cd, Zn và Mn trong thí nghiệm lần lượt là 1554, 756, 397, 281, 172 mg/kg đạt được tại mức hàm lượng kim loại trong nước ban đầu là 50 mg/l. Hiệu suất hấp phụ cao nhất của Pb, As, Cd, Zn và Mn lần lượt là 94, 76, 70, 56, 37% đạt được tại mức hàm lượng ban đầu trong nước là 2,5 mg/l đối với Pb, Cd, Zn, Mn và 5 mg/l đối ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ Asen trong nước ngầm từ vật liệu laterite Bình Phước NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU HẤP PHỤ ASEN TRONG NƯỚC NGẦM TỪ VẬT LIỆU LATERITE BÌNH PHƯỚC Trần Huyền Trân Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Thái Văn Nam, ThS. Trịnh Trọng Nguyễn TÓM TẮT Ô nhiễm Asen trong nước ngầm đang là mối nguy cơ lớn về môi trường. Ở Việt Nam đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về xử lý ô nhiễm Asen trong nước ngầm và hấp phụ là một trong những phương pháp khả thi nhất. Hiện nay, việc nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu hấp phụ Asen có nguồn gốc tự nhiên đang được quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm hạt hấp phụ, có tính hấp phụ tốt, ổn định và đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09-MT: 2015/BTNMT về xử lý ô nhiễm môi trường nước có nhiễm Asen trên cơ sở nguyên liệu khoáng tự nhiên laterite. Những kết quả mới mà đề tài thực hiện được là nghiên cứu tính chất hấp phụ Asen của nguyên liệu Laterite, từ đó đã chế tạo được các loại hạt hấp phụ có khả năng ứng dụng thực tế trong việc xử lý nước ngầm ô nhiễm Asen cùng với đó là giải thích được cơ chế hấp phụ bằng phương pháp nghiên cứu trực tiếp. Từ khóa: Asen, Bình Phước, nước ngầm, vật liệu hấp phụ, vật liệu Laterite 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây nhiều nghiên cứu đã cho thấy nguồn nước ngầm có chứa hàm lượng Asen cao hơn quy chuẩn cho phép, phần lớn sự nhiễm độc Asen thông qua sử dụng nguồn nước [2]. Nhiễm độc Asen gây ra những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại hơn là hiện nay chưa có phương pháp hiệu quả để điều trị những căn bệnh nguy hiểm này. Vấn đề xử lý Asen trong nước ngầm cho hiệu quả cao với chi phí thấp nhất đã được nghiên cứu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ có nguồn gốc tự nhiên như Laterite đang được quan tâm hiện nay. Hiện nay đã có rất nhiều công trình và dự án nghiên cứu sử dụng các phương pháp để xử lý Asen phương pháp trao đổi ion, phương pháp sinh học…Trong đó thì việc nghiên cứu sử dụng vật liệu bằng phương pháp hấp phụ có nhiều ưu việt hơn bởi tính kinh tế, tính hiệu quả, thao tác đơn giản dễ thực hiện [7]. Laterite là một khoáng chất phổ biến và thường được tìm thấy ở những vùng giáp ranh giữa vùng núi những nơi có sự phong hóa quặng chứa sắt và các dòng nước ngầm có oxy hòa tan. Trong Laterite có chứa nhiều nguyên tố như Fe, Al, Si, các kim loại kiềm và kiềm thổ. Với cấu trúc rỗng gồm nhiều tổ (lỗ) như tổ của đàn ong. Các vách ngăn của mỗi lỗ được tạo nên từ đất sét khoáng sơ cấp có lẫn cả đất nguyên khối được chuyển 563 hóa từ lớp đá mẹ do những nơi oxit sắt kết dính lại và có màu đỏ cam. Phần ruột bên trong các lỗ tổ là sản phẩm của đất sét nên có độ xốp mềm tương đối cao, bề mặt riêng lớn và chứa nhiều và Fe(OH)2. Vậy nên, Laterite rất dễ tạo thành những lớp có khả năng hấp phụ các hạt điện tích ion của kim loại nặng và có khả năng trao đổi các cation, tạo nên phản ứng hấp phụ. Nguyên lý hoạt động là nguyên lý trao đổi ion kép. Để tạo cơ sở cho việc áp dụng đưa Laterit vào làm vật liệu hấp phụ xử lý Asen trước tiên phải chứng minh được hiệu quả xử lý. Hiện nay, Laterit tại khu vực tỉnh Bình Phước đã được một số nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá khả năng hấp phụ. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy Laterite khu vực này có khả năng xử lý kim loại như Pb, Zn, Mn, Cu, Cd và đặc biệt là Asen trong môi trường nước. Qua các thí nghiệm hấp phụ, hiệu suất xử lý đạt hiệu quả cao với As(III) trên 70% và As(V) trên 80%. Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bình Phước không lớn, tuy nhiên Laterite là khoáng sản phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế như các công xây dựng, công trình giao thông [2]. Đó chính là lý do đề xuất đề tài: “nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ Asen trong nước ngầm từ vật liệu Laterit Bình Phước”. 2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Nguyễn Trung Minh (2010) cũng đã đưa ra nghiên cứu chế tạo sản phẩm hấp phụ trên cơ sở nguyên liệu khoáng tự nhiên từ bazan, đá ong, đất sét để xử lý nước ô nhiễm Asen cho kết quả cả 3 loại vật liệu đều có khả năng hấp phụ tốt các kim loại và As. Các vật liệu được chọn tối ưu trên cơ sở các thông số khảo sát về các đặc tính: độ bền trong nước, diện tích bề mặt, khả năng hấp phụ Asen của các loại vật liệu [3,4]. Nguyễn Thị Hoàng Hà và cộng sự (2016) đã nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại Asen của laterit huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã cho kết quả. Dung lượng hấp phụ cao nhất của Pb, As, Cd, Zn và Mn trong thí nghiệm lần lượt là 1554, 756, 397, 281, 172 mg/kg đạt được tại mức hàm lượng kim loại trong nước ban đầu là 50 mg/l. Hiệu suất hấp phụ cao nhất của Pb, As, Cd, Zn và Mn lần lượt là 94, 76, 70, 56, 37% đạt được tại mức hàm lượng ban đầu trong nước là 2,5 mg/l đối với Pb, Cd, Zn, Mn và 5 mg/l đối ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vật liệu hấp phụ Vật liệu Laterite Vật liệu hấp phụ Asen Sản phẩm hạt hấp phụ Xử lý ô nhiễm môi trường nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
54 trang 25 0 0
-
6 trang 21 0 0
-
Bước đầu nghiên cứu sự hấp phụ As(V) trên nano MnO2/chitosan composite
7 trang 19 0 0 -
51 trang 17 0 0
-
Chế tạo vật liệu nano Fe3O4 phân tán trên xơ dừa để hấp phụ ion kim loại nặng trong môi trường nước
6 trang 15 0 0 -
13 trang 15 0 0
-
68 trang 15 0 0
-
Nghiên cứu hoạt hóa quặng đuôi bauxite tại mỏ Bảo Lộc, Lâm Đồng thành vật liệu hấp phụ
14 trang 14 0 0 -
46 trang 14 0 0
-
Nghiên cứu khả năng xúc tác của vật liệu MnO2 phủ trên laterit cho phản ứng oxi hóa xanh metylen
3 trang 14 0 0