Thông tin tài liệu:
Bài viết nhằm nhằm chọn tạo và phát triển những giống dâu có năng suất chất lượng cao, thích ứng tốt với điều kiện sản xuất và sinh thái tại khu vực vùng Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới cho vùng Tây Nguyên NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU MỚI CHO VÙNG TÂY NGUYÊN Nguyễn Mậu Tuấn, Lê Quý Tuỳvà cộng tác viên Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm ĐồngI.ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề trồng dâu nuôi tằm đã bao đời nay gắn bó với cuộc sống của người nôngdân Việt Nam. Với những ưu thế riêng như đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch và chothu rãi đều ở các tháng trong năm. Mặt khác lại tận dụng được lao động, đất đai khócanh tác cho cây trồng khác. Tây Nguyên là vùng dâu tằm lớn nhất cả nước,có nhữngưu thế vượt trội cho phát triển nghề dâu tằm tơ so với các vùng khác trong cả nước vềkhí hậu, đất đai, lao động, hạ tầng cơ sở. Những năm gần đây giá cả tơ kén luôn ổnđịnh ở mức cao, khoa học kỹ thuật được cải tiến áp dụng có hiệu quả, chính vì lẽ đóngười dân đã quay lại với nghề trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên, để cho sản xuất dâutằm tơ thực sự phát triển một cách bền vững cần phải tiếp tục nâng cao năng suất chấtlượng giống. Đồng thời cần phải hoàn thiện các quy trình kỹ thuật đi kèm và cải tiếnphương thức trồng trọt để giảm bớt công lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho ngànhdâu tằm.Từ tình hình thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống dâuthích hợp chovùng Tây Nguyên ” được tiến hành nhằm chọn tạo và phát triển những giống dâu cónăng suất chất lượng cao, thích ứng tốt với điều kiện sản xuất và sinh thái tại đây.II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Lai tạo chọn lọc giống dâu mới2.2. Khảo nghiệm giống dâu mới2.3. Xây dựng mô hình sản xuất giống dâu TBL-03 và TBL-05III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1.Lai tạo chọn lọc giống dâu mới Lai hữu tính là quá trình tái tổ hợp gen cho nên đã tích lũy những gen tốt của bốmẹ làm xuất hiện những gen tốt hơn. Mặt khác chúng còn có sự tương tác giữa các genhoặc đột biến mà sản sinh đặc tính mới vượt tính trạng của giống bố mẹ. Sau khi lai hữu tính, thông qua phương pháp chọn lọc theo mục tiêu đề ra từ đóchọn ra được những cá thể tốt để tiến hành bồi dục và cho ra những giống dâu theo ýmuốn. Cây dâu là cây thụ phấn chéo nên chúng có tính tạp chủng rất cao, để quá trìnhchọn lọc được đảm bảo thì các tổ hợp lai phải có trên 200 cá thể (Hà Văn Phúc, 2003). Bảng 1. Kết quả lai tạo giống dâu mới Số lượng Số lượng STT Tổ hợp lai STT Tổ hợp lai hạt hạt 1 LĐ x ĐB-05 476 10 Paraguar x BL-05 352 2 S5 x ĐB-05 385 11 TL-2 x BT 530 3 LĐ x BL-05 284 12 S-5 x C71A 481 4 C-30 x ĐB-05 439 13 KSB x BT 365 5 Sha-2 x BL-05 286 14 Paraguar x Bầu đen 352 6 Sha-2 x BT 420 15 S5 x ĐB-05 385 7 LĐ x ĐB-06 476 16 Acc 152 x Bầu đen 136 ACC152 x Duy 8 162 17 S41 x Bầu đen 140 việt 9 paraquar x Dâu cỏ 212 18 S41 x Duy việt 154 Quá trình thực hiện, đề tài đã lai tạo ra 14 tổ hợp có số lượng và chất lượng hạt đạtyêu cầu cho quá trình bồi dục chọn lọc giống dâu mới (bảng 1). Thông qua bồi dục đãxác định được 8 dòng triển vọng nhất, thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế như yếu tố cấuthành năng suất đều ở mức cao; năng suất cá thể ở mức cao, từ 1.208,8 - 1.322,0 g/cây,với năng suất nổi trội hơn cả là dòng số 6 của tổ hợp lai LĐ x BL-05 (1.322,0 g/cây)và dòng số 42 của tổ hợp lai LĐ x ĐB-05 (1.314,7 g/cây).3.2. Khảo nghiệm cơ bảngiống dâu mới Trong chương trình chọn tạo giống dâu mới cho vùng Tây Nguyên giai đoạn2010 - 2015 đã lai tạo, so sánh chọn lọc ra một số sản phẩm trung gian có triển vọng,đó là 04 tổ hợp (LĐ x BL-05)-6;(LĐ x ĐB-05)-42; (VA-1386 x TQ-4)-9; (Sha-2 x BL-05)-138được ký hiệu là: TN-6; TN-42; TN-9;TN-138.3.2.1. Năng suất lá Giống dâu ngoài việc cho năng suất chất lượng lá cao còn phải yêu cầu có tính ổnđịnh bởi vì cây dâu là loại cây trồng lâu năm, chu kỳ kinh tế thường kéo dài 20 - 30năm. Đặc tính ổn định năng suất lá chính là khả năng thích ứng của giống với các điềukiện ngoại cảnh bất lợi như úng, hạn, mặn, bão gió và sâu bệnh gây hại. Năng suất lálà yếu tố tổng hợp để đánh giá ưu thế của giống dâu, là mục tiêu của quá trình chọn lọcgiống đưa ra sản xuất. Bảng 2. Năng suất lá của các giống dâu khảo nghiệm Năng suất/ ô thí Năng suất/ha Chỉ số so sánh Tên giống nghiệm (kg) (tấn) (%) TN-6 83,7 22,74 105 ...