Bài viết đề cập đến việc xây dựng các tiêu chí, chỉ báo của chuẩn đánh giá năng lực học sinh dựa trên quy trình đánh giá bốn bước: mục đích sử dụng dữ liệu, thu thập dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và người sử dụng dữ liệu. Từ đó đưa ra một số vận dụng chuẩn đánh giá năng lực học sinh trong việc tổ chức dạy học của giáo viên phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 11-18This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0043NGHIÊN CỨU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNGNguyễn Danh ĐiệpPhòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông là một trong nhữngnhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn tới. Việc xâydựng chuẩn đánh giá năng lực học sinh phổ thông đã và đang được Bộ GD&ĐT, các cơquan nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm và tìm kiếm giải pháp, xây dựng phươngán, cách làm triển khai cho phù hợp với các nền giáo dục phát triển trên thế giới và điềukiện thực tế của Việt Nam. Bài báo xin được đề cập đến việc xây dựng các tiêu chí, chỉ báocủa chuẩn đánh giá năng lực học sinh dựa trên quy trình đánh giá bốn bước: mục đích sửdụng dữ liệu, thu thập dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và người sử dụng dữ liệu. Từđó đưa ra một số vận dụng chuẩn đánh giá năng lực học sinh trong việc tổ chức dạy họccủa giáo viên phổ thông.Từ khóa: Năng lực, chuẩn đánh giá năng lực, học sinh, đánh giá, quy trình đánh giá.1.Mở đầuChương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2] đã được chuẩn bị và triển khai từ rất sớm,ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 11(năm 2011), và nhất là từ khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1]. Một trong những quanđiểm được nhấn mạnh trong chương trình là xây dựng yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, nănglực chung của học sinh phổ thông. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để đánh giá đượcsự hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực chung đó? Trong thực tế chương trìnhgiáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 được đề xuất xây dựng dựa trên những kinh nghiệm pháttriển chương trình của các nước có nền giáo dục phát triển [8,9] như: Singapore, Hàn Quốc, HoaKì, Úc,. . . nhất là ở Hoa Kì việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựngdựa trên các chuẩn quốc gia như: chuẩn về giảng dạy khoa học, chuẩn về phát triển chuyên môncho giáo viên giảng dạy khoa học, chuẩn về đánh giá giáo dục khoa học, chuẩn về nội dung khoahọc, chuẩn về chương trình giáo dục khoa học, chuẩn về hệ thống giáo dục khoa học. Vậy chúngta cần học hỏi những gì trong việc xây dựng các chuẩn trong đó có chuẩn đánh giá năng lực họcsinh để theo kịp với các nước có nền giáo dục phát triển nhưng lại phải phù hợp với điều kiện vàhoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Bài báo xin được đề cập đến cơ sở của việc đề xuất chuẩn đánhgiá năng lực, từ đó xây dựng chuẩn đánh giá năng lực cho học sinh phổ thông và vận dụng chuânnày vào việc tổ chức dạy học cho giáo viên.Ngày nhận bài: 15/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016.Liên hệ:Nguyễn Danh Điệp, e-mail: diepnd@hnue.edu.vn11Nguyễn Danh Điệp2.2.1.Nội dung nghiên cứuChuẩn đánh giá năng lực học sinhNăng lực là sự tích hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phépthực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong nhữngtình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân. Năng lực cá nhân đượcđánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết vấn đề của cuộcsống [6,7].Chuẩn đánh giá năng lực đưa ra tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ trong quá trình tiếp thu cáckiến thức khoa học. Các chuẩn mô tả chất lượng của các phương pháp đánh giá được các giáo viênvà nhà trường, cũng như các cơ quan quản lí sử dụng để đo lường thành tích và cơ hội học tập củahọc sinh trong các bộ môn khoa học. Bằng cách xác định những đặc điểm cơ bản của các phươngpháp đánh giá chuẩn mực, các chuẩn này hướng dẫn cách thức xây dựng các nhiệm vụ, phươngpháp và chính sách đánh giá. Các chuẩn có thể được áp dụng để đánh giá học sinh, giáo viên hoặcchương trình giảng dạy; áp dụng cho các phương pháp đánh giá tổng thể hoặc từng phần và chohoạt động đánh giá lớp học cũng như hoạt động đánh giá bên ngoài và quy mô lớn [3,4,5].Chuẩn đánh giá năng lực học sinh phổ thông ít chú trọng tới: đánh giá những gì dễ đo lườngcao nhất, đánh giá kiến thức rời rạc, đánh giá kiến thức khoa học, đánh giá để biết những gì họcsinh không biết, chỉ đánh giá kết quả học tập, đánh giá cuối kì của giáo viên, chỉ có chuyên gia đolường xây dựng đánh giá độc lập. Chuẩn đánh giá năng lực học sinh phổ thông chú trọng tới: đánhgiá những gì được đánh giá, đánh giá kiến thức rộng và có cấu trúc tốt, đánh giá hiểu biết về lậpluận khoa học, đánh giá để biết học sinh hiểu được gì, đánh giá kết quả học tập và cơ hội học tập,học sinh tham gia vào đánh giá thường xuyên công việc của mình và của học sinh khá ...