Nghiên cứu cơ chế chính sách liên kết sản xuất - tiêu thụ mía đường Thái Lan; rút ra bài học cho Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: docx
Dung lượng: 186.70 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mía đường là một trong những cây trồng chủ yếu của Thái Lan. Ở vùng Bắc và
Đông Bắc, mía đường được canh tác chủ yếu dựa vào “nước trời”, thời gian trồng
vào vào tháng 10-12, ngay khi mùa mưa chấm dứt. Ở vùng Trung tâm, mía đường
được trồng trong giai đoạn tháng 2-4 trong điều kiện nước tưới và từ tháng 4-5 trong
điều kiện sử dụng “nước trời”. Thời gian trung bình từ lúc trồng đến thu hoạch từ
10-14 tháng tùy theo giống. Nông dân chỉ lưu gốc 1-2 vụ. Thái Lan đứng hàng thứ 5
trên thế giới về sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ chế chính sách liên kết sản xuất - tiêu thụ mía đường Thái Lan; rút ra bài học cho Việt Nam Cơ chế liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam TS. Bảo Trung Mía đường là một trong những cây trồng chủ yếu của Thái Lan. Ở vùng Bắc và Đông Bắc, mía đường được canh tác chủ yếu dựa vào “nước trời”, thời gian trồng vào vào tháng 10-12, ngay khi mùa mưa chấm dứt. Ở vùng Trung tâm, mía đường được trồng trong giai đoạn tháng 2-4 trong điều kiện nước tưới và từ tháng 4-5 trong điều kiện sử dụng “nước trời”. Thời gian trung bình từ lúc trồng đến thu hoạch từ 10-14 tháng tùy theo giống. Nông dân chỉ lưu gốc 1-2 vụ. Thái Lan đứng hàng thứ 5 trên thế giới về sản xuất mía đường, sau Brazin, Ấn Độ, Mexico và Trung Quốc. Tính đến niên vụ năm 2010/2011, Thái Lan có 47 nhà máy chế biến đường với công suất chế biến 620.000 tấn/ngày (Tấn mía ngày-TMN). Số lượng nông dân trồng mía là 190.000 người; diện tích 1,25 triệu ha nằm trên 49 tỉnh ở 4 vùng: Trung tâm, Bắc, Đông và Đông Bắc. Ngành sản xuất mía đường Thái Lan mang về 3,7 tỷ baht, tương đương 11% giá trị sản xuất nông nghiệp và tạo ra việc làm cho 1,5 triệu người trong ngành đường và các ngành có liên quan (OCSB, 2011). Theo số liệu công bố chính thức của OCSB, niên vụ 2010-2011, sản lượng mía của Thái Lan đạt 95,7 triệu tấn và theo dự báo niên vụ 2011-2012, sản lượng đường có thể đạt đến 100 triệu tấn, tăng 4,4% so với niên vụ 2010-2011. Mặc dù năm 2011, Thái Lan phải đương đầu với trận lũ “lịch sử” gây thiệt hại khoảng 30.000 rai (4.800 ha - 1 rai=0,16ha) nhưng nhờ sản lượng tăng lên đạt mức 12,3 tấn/rai (tương đ ương 76,92 tấn/ha). Mía đường Thái Lan hiện nay vẫn chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến đường. Niên vụ 2010-2011, sản lượng mía sử dụng trong ngành chế biến đường chiếm 99,7%; chỉ có một lượng nhỏ là 300 tấn phục vụ cho s ản xuất Alcohol. Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới. Năm 2011, Thái Lan đứng hàng thứ hai sau Brazil trong việc xuất khẩu đường. Thị trường xuất khẩu đường chủ yếu là chấu Á, chiếm tỷ lệ trên 90%. Trong đó các nước ASEAN nhập khẩu đường từ Thái Lan theo đường chính ngạch chiếm bình quân 45,4%. 1. Cơ chế liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường Thái Lan 1.1. Cơ chế hình thành giá, phân bổ lợi ích, kiểm soát chữ đường và trọng lượng mía Trước niên vụ năm 1982/1983, thị trường mía nguyên liệu ở Thái Lan là thị trường của người mua. Giá mía đã được quy định bởi các nhà máy đường. Nông dân trồng mía không có quyền mặc cả với các nhà máy đường vì : - Thị trường mía là thị trường tập quyền mua1 của các nhà máy chế biến đường. Nông dân trồng mía chỉ bán cho khách hàng duy nhất là các nhà máy chế biến đường; 1 Tập quyền mua (Oligosony) là một thị trường mà ở đó có một vài người mua. Với một hoặc chỉ vài người mua, một số người mua có thể có sức mạnh độc quyền mua. Độc quyền mua (Monopsony) là một thị trường ở đó chỉ có một người mua. Sức mạnh độc quyền mua tạo cho người mua mua hàng hóa với giá thấp hơn giá đáng lẽ xuất hiện trên thị trường cạnh tranh [Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld (1999), Kinh tế học vi mô, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê.]. - Lượng đường trong mía giảm nhanh chóng, vì vậy sau khi thu hoạch nên cần phải được chế biến càng nhanh càng tốt; - Nông dân đã ký hợp đồng vay nợ của các các nhà máy hoặc các nhà quản lý hợp đồng nên họ cần phải bán sản phẩm ngay để trả nợ. Để giải quyết vấn đề thương lượng giá giữa nhà máy chế biến và người trồng mía, từ niên vụ 1982/1983 giá mía được xác định dựa trên hệ thống chia sẻ thu nhập 70/30 (70/30 revenue sharing system), trước khi Chính phủ ban hành Đạo luật về đường và mía năm 1984, trao quyền cho chính phủ trong việc ban hành và điều chỉnh các quy định về thương lượng giữa người trồng mía và các nhà máy. Theo Đạo luật này, Chính phủ đóng vai trò người điều tiết và trung gian trên thị trường đường Thái Lan. Quy tắc thương lượng giữa người trồng mía và các nhà máy chế biến được thiết lập bởi cơ quan nhà nước. Hệ thống 70:30 là trong đó 70% của tổng thu nhập ròng từ bán đường và mật rỉ sẽ thuộc về người trồng mía và 30% còn lại là của nhà máy. Từ năm 1984-1999, Chính phủ duy trì giá đường tinh luyện ở mức cao 13 Baht/kg. Giá này cao hơn giá xuất khẩu ngoại trừ giai đoạn cuối năm 1997 và đầu năm 1998, thời kỳ khủng hoảng kinh tế Châu Á. Giá đường nội địa cố định đã duy trì thu nhập của người trồng mía và nhà máy chế biến ở mức cao. Trong thời gian này, hệ thống chia sẻ thu nhập giúp giải quyết mâu thuẫn giữa người trồng mía và nhà máy chế biến và điều này đã đóng góp vào sự mở rộng ngành công nghiệp mía đường thập niên 1990. Hàng năm chính phủ có nhiệm vụ xác định mức giá đường tiêu thụ cố định ở thị trường nội địa và thường cao hơn so với mức giá xuất khẩu. Cơ chế cố định mức giá tiêu thụ nội địa ở mức cao không những giúp gia tăng thu nhập cho người trồng mía và nhà máy mía đường mà còn góp phần giảm tốc độ tiêu thụ đường trong nước, gia tăng lượng đường thặng dư để xuất khẩu. Hàng năm, chính phủ thỏa thuận với người trồng mía, các nhà máy chế biến đường và dự báo diễn biến giá đường thế giới để xác định mức giá cơ sở ban đầu nhà máy chi trả cho nông dân. Nếu mức giá cuối mùa cao hơn mức giá đầu mùa, phần thu nhập bổ sung sẽ được chi trả cho nông dân; nếu giá cuối mùa thấp hơn thì chính phủ sẽ trợ cấp cho các nhà máy theo các mức khác nhau từ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển ngành mía đường. Quỹ này được thành lập bằng cách trích 1-2% từ hệ thống phân chia thu nhập hàng năm. Năm 1992, Thái Lan bắt đầu áp dụng chính sách định giá dựa trên chất lượng và độ ngọt đo bởi chữ đường (CCS). Hệ thống này nhằm mục đích kích thích cải tiến năng suất. Giá tiêu chuẩn dựa trên CCS do chính phủ công bố. Giá này là giá trả cho mía 10 CCS. Mỗi CCS tă ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ chế chính sách liên kết sản xuất - tiêu thụ mía đường Thái Lan; rút ra bài học cho Việt Nam Cơ chế liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam TS. Bảo Trung Mía đường là một trong những cây trồng chủ yếu của Thái Lan. Ở vùng Bắc và Đông Bắc, mía đường được canh tác chủ yếu dựa vào “nước trời”, thời gian trồng vào vào tháng 10-12, ngay khi mùa mưa chấm dứt. Ở vùng Trung tâm, mía đường được trồng trong giai đoạn tháng 2-4 trong điều kiện nước tưới và từ tháng 4-5 trong điều kiện sử dụng “nước trời”. Thời gian trung bình từ lúc trồng đến thu hoạch từ 10-14 tháng tùy theo giống. Nông dân chỉ lưu gốc 1-2 vụ. Thái Lan đứng hàng thứ 5 trên thế giới về sản xuất mía đường, sau Brazin, Ấn Độ, Mexico và Trung Quốc. Tính đến niên vụ năm 2010/2011, Thái Lan có 47 nhà máy chế biến đường với công suất chế biến 620.000 tấn/ngày (Tấn mía ngày-TMN). Số lượng nông dân trồng mía là 190.000 người; diện tích 1,25 triệu ha nằm trên 49 tỉnh ở 4 vùng: Trung tâm, Bắc, Đông và Đông Bắc. Ngành sản xuất mía đường Thái Lan mang về 3,7 tỷ baht, tương đương 11% giá trị sản xuất nông nghiệp và tạo ra việc làm cho 1,5 triệu người trong ngành đường và các ngành có liên quan (OCSB, 2011). Theo số liệu công bố chính thức của OCSB, niên vụ 2010-2011, sản lượng mía của Thái Lan đạt 95,7 triệu tấn và theo dự báo niên vụ 2011-2012, sản lượng đường có thể đạt đến 100 triệu tấn, tăng 4,4% so với niên vụ 2010-2011. Mặc dù năm 2011, Thái Lan phải đương đầu với trận lũ “lịch sử” gây thiệt hại khoảng 30.000 rai (4.800 ha - 1 rai=0,16ha) nhưng nhờ sản lượng tăng lên đạt mức 12,3 tấn/rai (tương đ ương 76,92 tấn/ha). Mía đường Thái Lan hiện nay vẫn chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến đường. Niên vụ 2010-2011, sản lượng mía sử dụng trong ngành chế biến đường chiếm 99,7%; chỉ có một lượng nhỏ là 300 tấn phục vụ cho s ản xuất Alcohol. Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới. Năm 2011, Thái Lan đứng hàng thứ hai sau Brazil trong việc xuất khẩu đường. Thị trường xuất khẩu đường chủ yếu là chấu Á, chiếm tỷ lệ trên 90%. Trong đó các nước ASEAN nhập khẩu đường từ Thái Lan theo đường chính ngạch chiếm bình quân 45,4%. 1. Cơ chế liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường Thái Lan 1.1. Cơ chế hình thành giá, phân bổ lợi ích, kiểm soát chữ đường và trọng lượng mía Trước niên vụ năm 1982/1983, thị trường mía nguyên liệu ở Thái Lan là thị trường của người mua. Giá mía đã được quy định bởi các nhà máy đường. Nông dân trồng mía không có quyền mặc cả với các nhà máy đường vì : - Thị trường mía là thị trường tập quyền mua1 của các nhà máy chế biến đường. Nông dân trồng mía chỉ bán cho khách hàng duy nhất là các nhà máy chế biến đường; 1 Tập quyền mua (Oligosony) là một thị trường mà ở đó có một vài người mua. Với một hoặc chỉ vài người mua, một số người mua có thể có sức mạnh độc quyền mua. Độc quyền mua (Monopsony) là một thị trường ở đó chỉ có một người mua. Sức mạnh độc quyền mua tạo cho người mua mua hàng hóa với giá thấp hơn giá đáng lẽ xuất hiện trên thị trường cạnh tranh [Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld (1999), Kinh tế học vi mô, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê.]. - Lượng đường trong mía giảm nhanh chóng, vì vậy sau khi thu hoạch nên cần phải được chế biến càng nhanh càng tốt; - Nông dân đã ký hợp đồng vay nợ của các các nhà máy hoặc các nhà quản lý hợp đồng nên họ cần phải bán sản phẩm ngay để trả nợ. Để giải quyết vấn đề thương lượng giá giữa nhà máy chế biến và người trồng mía, từ niên vụ 1982/1983 giá mía được xác định dựa trên hệ thống chia sẻ thu nhập 70/30 (70/30 revenue sharing system), trước khi Chính phủ ban hành Đạo luật về đường và mía năm 1984, trao quyền cho chính phủ trong việc ban hành và điều chỉnh các quy định về thương lượng giữa người trồng mía và các nhà máy. Theo Đạo luật này, Chính phủ đóng vai trò người điều tiết và trung gian trên thị trường đường Thái Lan. Quy tắc thương lượng giữa người trồng mía và các nhà máy chế biến được thiết lập bởi cơ quan nhà nước. Hệ thống 70:30 là trong đó 70% của tổng thu nhập ròng từ bán đường và mật rỉ sẽ thuộc về người trồng mía và 30% còn lại là của nhà máy. Từ năm 1984-1999, Chính phủ duy trì giá đường tinh luyện ở mức cao 13 Baht/kg. Giá này cao hơn giá xuất khẩu ngoại trừ giai đoạn cuối năm 1997 và đầu năm 1998, thời kỳ khủng hoảng kinh tế Châu Á. Giá đường nội địa cố định đã duy trì thu nhập của người trồng mía và nhà máy chế biến ở mức cao. Trong thời gian này, hệ thống chia sẻ thu nhập giúp giải quyết mâu thuẫn giữa người trồng mía và nhà máy chế biến và điều này đã đóng góp vào sự mở rộng ngành công nghiệp mía đường thập niên 1990. Hàng năm chính phủ có nhiệm vụ xác định mức giá đường tiêu thụ cố định ở thị trường nội địa và thường cao hơn so với mức giá xuất khẩu. Cơ chế cố định mức giá tiêu thụ nội địa ở mức cao không những giúp gia tăng thu nhập cho người trồng mía và nhà máy mía đường mà còn góp phần giảm tốc độ tiêu thụ đường trong nước, gia tăng lượng đường thặng dư để xuất khẩu. Hàng năm, chính phủ thỏa thuận với người trồng mía, các nhà máy chế biến đường và dự báo diễn biến giá đường thế giới để xác định mức giá cơ sở ban đầu nhà máy chi trả cho nông dân. Nếu mức giá cuối mùa cao hơn mức giá đầu mùa, phần thu nhập bổ sung sẽ được chi trả cho nông dân; nếu giá cuối mùa thấp hơn thì chính phủ sẽ trợ cấp cho các nhà máy theo các mức khác nhau từ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển ngành mía đường. Quỹ này được thành lập bằng cách trích 1-2% từ hệ thống phân chia thu nhập hàng năm. Năm 1992, Thái Lan bắt đầu áp dụng chính sách định giá dựa trên chất lượng và độ ngọt đo bởi chữ đường (CCS). Hệ thống này nhằm mục đích kích thích cải tiến năng suất. Giá tiêu chuẩn dựa trên CCS do chính phủ công bố. Giá này là giá trả cho mía 10 CCS. Mỗi CCS tă ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mía đường Thái Lan; luận văn kinh tế vùng nguyên liệu mía hiệu quả kinh doanh tiêu thụ sản phẩm quản trị doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 352 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 237 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 231 0 0 -
97 trang 229 0 0
-
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 212 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 210 0 0 -
44 trang 209 1 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ thế giới và các loại hình hiện nay ở Việt Nam -4
8 trang 198 0 0