Danh mục

Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.89 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dựa trên sự phân hóa và tác động tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên cũng như hoạt động của con người là cơ sở cho việc hình thành các đơn vị cảnh quan khác trên lãnh thổ huyện; xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA Vũ Văn Duẩn1 TÓM TẮT Hậu Lộc là huyện có điều kiện tự nhiên tương đối đa dạng và phân hóa phức tạp. Sựphân hóa và tác động tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên cũng như hoạt động của conngười là cơ sở cho việc hình thành các đơn vị cảnh quan khác trên lãnh thổ huyện. Trên cơsở đó xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan huyện Hậu Lộc khá đa dạng gồm 6 cấp: Hệcảnh quan → phụ hệ cảnh quan → lớp cảnh quan → phụ lớp cảnh quan → kiểu cảnhquan → loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ1:50.000. Đây là cơ sở vững chắc nhằm đánh giá phân hạng thích nghi cho phát triển kinhtế - xã hội theo từng đơn vị cảnh quan, từ đó đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệmôi trường. Từ khóa: Cảnh quan, đa dạng cảnh quan, tài nguyên, môi trường, Hậu Lộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Hậu Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằng venbiển và cách thành phố Thanh Hóa 25km, diện tích tự nhiên khoảng 14.367,19 ha, có kinhđộ từ 105045’55’’Đ đến 105059’50’’Đ, vĩ độ từ 19052’46’’B đến 19059’12’’B. Phía Đôngtiếp giáp biển Đông, phía Bắc giáp Nga Sơn và Hà Trung, phía Nam và Tây Nam giáphuyện Hoằng Hóa. Những năm gần đây kinh tế Hậu Lộc có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, cơ cấu ngànhchuyển dịch mạnh. Cùng với sự phát triển kinh tế, tác động của con người vào môi trườngngày càng tăng, cảnh quan (CQ) tự nhiên ngày càng biến đổi mạnh, biểu hiện ô nhiễm môitrường, tai biến môi trường, suy thoái CQ,… ngày càng phổ biến. Vấn đề đặt ra là phảiphát huy những lợi thế tiềm năng tự nhiên, sử dụng hợp lí các loại tài nguyên, hạn chế thấpnhất tác động tiêu cực đến môi trường, đang trở thành vấn đề cần được quan tâm và sớmđược giải quyết ở Hậu Lộc. Trên cơ sở Địa lí học và nghiên cứu cảnh quan ứng dụng, chúng tôi cho rằng: CQ tựnhiên Hậu Lộc phân hoá đa dạng, là tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, quy địnhhình thức khai thác và sử dụng tự nhiên. Nghiên cứu đa dạng CQ nhằm làm rõ tiềm năngtự nhiên, quy luật phân hóa một số loại tài nguyên theo các đơn vị CQ, từ đó làm cơ sở1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức 13 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016định hướng khai khác sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) hướng đếnphát triển bền vững huyện Hậu Lộc. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở dữ liệu Bản đồ địa hình (tỉ lệ 1:50.000), bản đồ hợp phần tự nhiên khác ở tỉ lệ 1:50.000 (địachất - địa mạo, hiện trạng sử dụng đất, phân loại khí hậu, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật), tàiliệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: địa chất, địa hình, khí hậu, thủyvăn, sinh vật, kinh tế - xã hội huyện Hậu Lộc. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống, phương pháp bản đồ, phương phápchuyên gia, phương pháp điều tra, khảo sát thực địa. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Các hợp phần tạo thành cảnh quan huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa a) Đặc điểm địa chất, địa mạo - nhân tố thành tạo nền tảng rắn trong CQ lãnh thổ Lãnh thổ Huyện Hậu Lộc có lịch sử phát triển tương đối lâu dài, thuộc ba đơn vịkiến tạo là: đới phức nếp lồi sông Mã, đới võng chồng Sầm Nưa và một phần nhỏ thuộcđịa máng sông Đà. Các đơn vị kiến trúc này là một bộ phận của vùng TêTit - một vùngbiển cổ nằm giữa lục địa cổ Âu - Á ở phía Bắc và lục địa Gonvana ở phía Nam. Bao gồmcác đới nâng lên và sụt xuống xen kẽ nhau nằm trong hai khối kiến trúc uốn nếp Hecxinimuộn và Indoxini. Chính điều này đã tạo cho lãnh thổ huyện Hậu Lộc một nền cấu trúc địachất dạng tuyến theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các sản phẩm của quá trình địa chất huyện Hậu Lộc chủ yếu là các loại như: sét cátkết, bột kết, sét vôi, đá phiến sét, đá phiến sét vôi silic, đá phiến, cát kết quarzit. Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đặc điểm nham thạch và vận động kiến tạo của khuvực cho phép xác định vai trò, chức năng và động lực phát triển của chúng trong thành tạocảnh quan. b) Đặc điểm địa hình - nhân tố phân bố năng lượng và vật chất trong cảnh quan Là một huyện đồng bằng ven biển nên Hậu Lộc có địa hình tương đối thấp và bằngphẳng có xen lẫn với các đồi núi thấp. Địa hình của Hậu Lộc thấp dần từ Tây Bắc xuốngĐông Nam có tổng diện tích khoảng 14.367,19 ha gồm 3 vùng cơ bản sau: Vùng đồi nằm phía Tây Bắc của huyện gồm các xã ...

Tài liệu được xem nhiều: