Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc bahnar xã Kroong, vùng đệm vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 141.09 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kroong là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đệm VQG KKK, tỉnh Gia Lai với 98% dân số là đồng bào dân tộc Bahnar. Trước sự ngăn cách về địa lý, khó khăn về kinh tế, rào cản về văn hóa, người Bahnar đã tìm đến các loài cây cỏ để chữa trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, hình thành nên vốn kiến thức truyền thống về cây thuốc trong cộng đồng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm lập danh mục thành phần loài cây thuốc, đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định vai trò của chúng trong đời sống ĐBDT Bahnar.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc bahnar xã Kroong, vùng đệm vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 94-106 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI DÂN TỘC BAHNAR XÃ KROONG, VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI Nguyễn Thị Thu Hà Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai E-mail: hatuong96@gmail.com Tóm tắt. Cây thuốc vườn vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (VQG KKK) có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân tộc Bahnar, xã Kroong. Trong số người bệnh nghiên cứu có 88,9% chỉ sử dụng cây thuốc khi bị bệnh. Có tổng số 102 loài thuộc 95 chi, 54 họ, 37 bộ, 5 lớp, 3 ngành thực vật được khai thác, sử dụng để làm thuốc chữa trị 11 nhóm bệnh khác nhau, chiếm 4,43% tổng số bậc taxon thực vật làm thuốc trong cả nước. Đa số cây thuốc có thân thảo (48 loài, 47,06%), sống ở môi trường rừng (55 loài, 53,91%), 4 loài bị đe dọa tuyệt chủng (EN), 2 loài sẽ bị đe dọa tuyệt chủng (VU). 97,06% các loài cây thuốc chưa được nhân trồng, chỉ khai thác từ tự nhiên. Bộ phận khai thác chủ yếu là rễ, củ (44 loài, 43,14%) hoặc cả cây (23 loài, 22,55%) là nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (TNTN), suy giảm đa dạng sinh học VQG KKK - Di sản thiên nhiên ASEAN của Việt Nam. Từ khóa: Đa dạng sinh học, cây thuốc, dân tộc Bahnar, vùng đệm, vườn quốc gia Kon Ka Kinh.1. Mở đầu Kroong là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đệm VQG KKK, tỉnh Gia Lai với 98%dân số là đồng bào dân tộc (ĐBDT) Bahnar. Trước sự ngăn cách về địa lý, khó khăn vềkinh tế, rào cản về văn hóa, người Bahnar đã tìm đến các loài cây cỏ để chữa trị các loạibệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, hình thành nên vốn kiến thức truyền thốngvề cây thuốc trong cộng đồng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm lập danh mục thànhphần loài cây thuốc, đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định vai trò của chúng trong đờisống ĐBDT Bahnar.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân [1]94 Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong... Tác giả đã phỏng vấn 126 người dân khác nhau về trình độ, nghề nghiệp, giới tínhđể biết cách thức họ lựa chọn phương pháp chữa trị khi bị bệnh, yêu cầu họ giới thiệu cácchuyên gia bản địa về cây thuốc có ở địa phương. Trong số 10 chuyên gia bản địa, ngườigiới thiệu nhiều nhất đã được lựa chọn để phỏng vấn về thành phần loài cây thuốc, phươngpháp khai thác, chế biến, tác dụng chữa bệnh. Tác giả cũng tiến hành lập danh mục câythuốc theo vần abc (tiếng dân tộc) để tiến hành thu mẫu. * Thu thập và phân tích mẫu Tác giả cùng các chuyên gia bản địa đã thu thập 379 mẫu vật vào 5 đợt thực địa(tháng 10/2010; tháng 3, 10/2011; tháng 3, 5/2012) sau đó xử lý và bảo quản mẫu vật thuđược theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [2]. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hình thái so sánh, phân loạidựa vào các khóa định loại, các bản mô tả trong các tài liệu [3-9] để định danh các loàicây thuốc, sắp xếp các bộ, họ, chi, loài theo Brummitt [10]. * Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Các chỉ tiêu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được đánh giá theo phương phápcủa Nguyễn Nghĩa Thìn [11]. Đánh giá mức độ nguy cấp dựa vào Sách Đỏ Việt Nam [12].2.2. Kết quả nghiên cứu2.2.1. Đa dạng loài cây thuốc đồng bào dân tộc Bahnar xã Kroong khai thác và sử dụng Thành phần loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong đã được thu thậpvà phân loại gồm 102 loài thuộc 95 chi, 54 họ, 37 bộ, 5 lớp, 3 ngành thực vật khác nhau(Bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài và đặc điểm đa dạng cây thuốc của dân tộc Bahnar xã Kroong Taxon Bộ phận Tác dụng Dạng Môi trường Stt Tên khoa học Tên Việt Nam sử dụng chữa bệnh sống sống Ngành Dương I POLYPODIOPHYTA xỉ (I) Polypodiopsida Lớp Dương xỉ [1] POLYPODIALES Bộ Dương xỉ (1) Polypodiaceae Họ Ráng Drynaria fortunei Cầm máu, Cây 1 Cốt bổ toái Rễ Rừng (Kuntz. Ex Mett) Smith bổ thận thảo [2] PTERIDALES Bộ Cỏ sẹo gà (2) Pteridaceae Họ Cỏ sẹo gà Pteris ensiformis Burm. Ráng Sẹo gà Cây 2 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc bahnar xã Kroong, vùng đệm vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 94-106 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI DÂN TỘC BAHNAR XÃ KROONG, VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI Nguyễn Thị Thu Hà Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai E-mail: hatuong96@gmail.com Tóm tắt. Cây thuốc vườn vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (VQG KKK) có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân tộc Bahnar, xã Kroong. Trong số người bệnh nghiên cứu có 88,9% chỉ sử dụng cây thuốc khi bị bệnh. Có tổng số 102 loài thuộc 95 chi, 54 họ, 37 bộ, 5 lớp, 3 ngành thực vật được khai thác, sử dụng để làm thuốc chữa trị 11 nhóm bệnh khác nhau, chiếm 4,43% tổng số bậc taxon thực vật làm thuốc trong cả nước. Đa số cây thuốc có thân thảo (48 loài, 47,06%), sống ở môi trường rừng (55 loài, 53,91%), 4 loài bị đe dọa tuyệt chủng (EN), 2 loài sẽ bị đe dọa tuyệt chủng (VU). 97,06% các loài cây thuốc chưa được nhân trồng, chỉ khai thác từ tự nhiên. Bộ phận khai thác chủ yếu là rễ, củ (44 loài, 43,14%) hoặc cả cây (23 loài, 22,55%) là nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (TNTN), suy giảm đa dạng sinh học VQG KKK - Di sản thiên nhiên ASEAN của Việt Nam. Từ khóa: Đa dạng sinh học, cây thuốc, dân tộc Bahnar, vùng đệm, vườn quốc gia Kon Ka Kinh.1. Mở đầu Kroong là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đệm VQG KKK, tỉnh Gia Lai với 98%dân số là đồng bào dân tộc (ĐBDT) Bahnar. Trước sự ngăn cách về địa lý, khó khăn vềkinh tế, rào cản về văn hóa, người Bahnar đã tìm đến các loài cây cỏ để chữa trị các loạibệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, hình thành nên vốn kiến thức truyền thốngvề cây thuốc trong cộng đồng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm lập danh mục thànhphần loài cây thuốc, đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định vai trò của chúng trong đờisống ĐBDT Bahnar.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân [1]94 Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong... Tác giả đã phỏng vấn 126 người dân khác nhau về trình độ, nghề nghiệp, giới tínhđể biết cách thức họ lựa chọn phương pháp chữa trị khi bị bệnh, yêu cầu họ giới thiệu cácchuyên gia bản địa về cây thuốc có ở địa phương. Trong số 10 chuyên gia bản địa, ngườigiới thiệu nhiều nhất đã được lựa chọn để phỏng vấn về thành phần loài cây thuốc, phươngpháp khai thác, chế biến, tác dụng chữa bệnh. Tác giả cũng tiến hành lập danh mục câythuốc theo vần abc (tiếng dân tộc) để tiến hành thu mẫu. * Thu thập và phân tích mẫu Tác giả cùng các chuyên gia bản địa đã thu thập 379 mẫu vật vào 5 đợt thực địa(tháng 10/2010; tháng 3, 10/2011; tháng 3, 5/2012) sau đó xử lý và bảo quản mẫu vật thuđược theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [2]. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hình thái so sánh, phân loạidựa vào các khóa định loại, các bản mô tả trong các tài liệu [3-9] để định danh các loàicây thuốc, sắp xếp các bộ, họ, chi, loài theo Brummitt [10]. * Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Các chỉ tiêu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được đánh giá theo phương phápcủa Nguyễn Nghĩa Thìn [11]. Đánh giá mức độ nguy cấp dựa vào Sách Đỏ Việt Nam [12].2.2. Kết quả nghiên cứu2.2.1. Đa dạng loài cây thuốc đồng bào dân tộc Bahnar xã Kroong khai thác và sử dụng Thành phần loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong đã được thu thậpvà phân loại gồm 102 loài thuộc 95 chi, 54 họ, 37 bộ, 5 lớp, 3 ngành thực vật khác nhau(Bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài và đặc điểm đa dạng cây thuốc của dân tộc Bahnar xã Kroong Taxon Bộ phận Tác dụng Dạng Môi trường Stt Tên khoa học Tên Việt Nam sử dụng chữa bệnh sống sống Ngành Dương I POLYPODIOPHYTA xỉ (I) Polypodiopsida Lớp Dương xỉ [1] POLYPODIALES Bộ Dương xỉ (1) Polypodiaceae Họ Ráng Drynaria fortunei Cầm máu, Cây 1 Cốt bổ toái Rễ Rừng (Kuntz. Ex Mett) Smith bổ thận thảo [2] PTERIDALES Bộ Cỏ sẹo gà (2) Pteridaceae Họ Cỏ sẹo gà Pteris ensiformis Burm. Ráng Sẹo gà Cây 2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đa dạng sinh học Cây thuốc Dân tộc Bahnar Vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh Thành phần cây thuốc Đánh giá tính đa dạng sinh họcTài liệu liên quan:
-
149 trang 247 0 0
-
14 trang 148 0 0
-
Tiểu luận 'Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp'
30 trang 86 0 0 -
Bài thuyết trình Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá ven bờ
34 trang 82 0 0 -
Thực vật dân tộc học: một bài học cho thế hệ tương lai Việt Nam
5 trang 77 1 0 -
Giáo trình Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Phần 1
128 trang 76 0 0 -
Thực trạng sử dụng và quản lý đất bãi bồi ven biển tỉnh Bến Tre
12 trang 70 0 0 -
Báo cáo: Giá trị đa dạng sinh học ở Việt Nam
30 trang 46 0 0 -
386 trang 45 2 0
-
Đa dạng nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn: Phần 1
168 trang 45 0 0