Nghiên cứu đặc điểm hạn hán khu vực Tây Nguyên
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 680.92 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu đặc điểm hạn hán khu vực Tây Nguyên tập trung phân tích mức độ hạn hán và đánh giá xu thế biến đổi của hạn hán cho vùng khí hậu Tây Nguyên giai đoạn 1985 đến 2014. Kết quả cho thấy mùa hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với giá trị chỉ số J dao động từ 0.4 đến 30, phía bắc Tây Nguyên hạn nặng và kéo dài hơn so với trung và nam Tây Nguyên. Hạn có xu thế giảm nhẹ trong giai đoạn 1985-2014.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm hạn hán khu vực Tây Nguyên Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HẠN HÁN KHU VỰC TÂY NGUYÊN Lê Thị Thu Hằng1* 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh * Email: hangle.khituong@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Số liệu mưa tháng và nhiệt độ trung bình tháng từ năm 1985 đến năm 2014 được sử dụng để nghiên cứu đặc điểm hạn hán khu vực Tây Nguyên thông qua tính toán chỉ số hạn SPI và J. Trong nghiên cứu này chỉ số J được dùng để xác định mức độ hạn hán, chỉ số SPI được dùng để đánh giá xu thế biến đổi của hạn hán. Kết quả cho thấy mùa hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với giá trị chỉ số J dao động từ 0.4 đến 30, phía bắc Tây Nguyên hạn nặng và kéo dài hơn so với trung và nam Tây Nguyên. Hạn có xu thế giảm nhẹ trong giai đoạn 1985-2014. Từ khóa: Hạn hán, Tây Nguyên, Chỉ số J, Chỉ số SPI. 1. MỞ ĐẦU Hạn hán là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm đối với mọi hoạt động đời sống cũng như sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Theo tổ chức khí tượng thế giới hạn hán là sự thiếu hụt kéo dài hay thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa [6]. Hiện tượng hạn hán được xem là một trong số các hiện tượng khí hậu cực đoan và được các nhà khoa học nghiên cứu rất nhiều trên toàn thế giới. Trên thế giới việc giám sát và nghiên cứu hạn chủ yếu dựa trên các chỉ số hạn và ngưỡng hạn. Hiện nay có rất nhiều chỉ số hạn khác nhau được phát triển và ứng dụng ở các nước trên thế giới [4]. Một vài chỉ số hạn được được sử dụng phổ biến có thể kể đến như chỉ số SPI được McKee và cộng sự (1993) đề xuất [3], chỉ số CZI được đề xuất bởi Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (4NMCC) [2]. Tổng quan về chỉ số hạn được tổng kết trong các nghiên cứu của Alley(1984), Smakhtin và Hughes (2004) [1]. Hiện nay các nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam còn chưa nhiều và chưa được thực hiện đồng bộ trên cả nước, tuy nhiên có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Quang Kim và cộng sự (2003- 2005) về dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống [10], nghiên cứu của Trần Thục (2005-2008) về xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên [16]. Gần đây có nghiên cứu của Vũ Thanh Hằng và cộng sự (2010, 2011) về phân tích các điều kiện hạn hán và dự tính sự biến đổi hạn trong tương lai cho khu vực Miền Trung [5, 6]. Để đánh giá hạn hán ở Tây Nguyên nghiên cứu lựa chọn hai chỉ số hạn J và SPI được tính toán dựa trên số liệu mưa và nhiệt độ trung bình ngày để phân tích mức độ hạn hán và đánh giá xu thế biến đổi của hạn hán cho vùng khí hậu Tây Nguyên giai đoạn 1985 đến 2014. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Chỉ số hạn hán Hiện nay đã có rất nhiều chỉ số hạn được sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam như chỉ số SPI, Ped, K, EDI, Tỷ chuẩn, SWSI,… Trong nghiên cứu này, chỉ số J được lựa chọn để dự tính sự biến đổi của hạn hán theo tháng, còn chỉ số SPI dùng để nghiên cứu sự biến đổi và xu thế tuyến 609 The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 tính của hạn hán. Chỉ số SPI có lợi thế tính toán đơn giản chỉ sử dụng lượng mưa và đã được sử dụng trong nghiệp vụ dự báo và cảnh báo hạn ở nước ta. Chỉ số J là chỉ số để xác định khô hạn theo tháng sử dụng lượng mưa và nhiệt độ trung bình tháng. 2.1.1. Chỉ số J Chỉ số khô cằn J được De Martonne (1926) khai triển đưa ra phương pháp tính chỉ số khô cằn (J) của một khu vực bằng cách sử dụng phương trình sau đây: (1) Trong đó: J là chỉ số khô hạn theo tháng (mm/ C); P (mm) là lượng mưa tháng; T ( C) là nhiệt o o độ trung bình tháng. Chỉ số này được phát triển như một chỉ số khô cằn, nhưng cũng có thể được sử dụng để tìm ra đoạn hạn hán. Phân loại hạn dựa trên chỉ số khô cằn De Martonne được đưa ra trong bảng: Bảng 1. Các ngưỡng phân cấp hạn theo chỉ số J. Giá trị J 5 5-20 20-30 30-60 60 Điều kiện Hạn rất nặng Hạn nặng Hạn vừa Ẩm Rất ẩm 2.1.2. Chỉ số SPI Chỉ số SPI do McKee và cộng sự (1993) đưa ra dựa trên sự chênh lệch giáng thủy thực tế R so với trung bình nhiều năm Rtb chia cho độ lệch chuẩn σ. Công thức được xác định như sau: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm hạn hán khu vực Tây Nguyên Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HẠN HÁN KHU VỰC TÂY NGUYÊN Lê Thị Thu Hằng1* 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh * Email: hangle.khituong@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Số liệu mưa tháng và nhiệt độ trung bình tháng từ năm 1985 đến năm 2014 được sử dụng để nghiên cứu đặc điểm hạn hán khu vực Tây Nguyên thông qua tính toán chỉ số hạn SPI và J. Trong nghiên cứu này chỉ số J được dùng để xác định mức độ hạn hán, chỉ số SPI được dùng để đánh giá xu thế biến đổi của hạn hán. Kết quả cho thấy mùa hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với giá trị chỉ số J dao động từ 0.4 đến 30, phía bắc Tây Nguyên hạn nặng và kéo dài hơn so với trung và nam Tây Nguyên. Hạn có xu thế giảm nhẹ trong giai đoạn 1985-2014. Từ khóa: Hạn hán, Tây Nguyên, Chỉ số J, Chỉ số SPI. 1. MỞ ĐẦU Hạn hán là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm đối với mọi hoạt động đời sống cũng như sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Theo tổ chức khí tượng thế giới hạn hán là sự thiếu hụt kéo dài hay thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa [6]. Hiện tượng hạn hán được xem là một trong số các hiện tượng khí hậu cực đoan và được các nhà khoa học nghiên cứu rất nhiều trên toàn thế giới. Trên thế giới việc giám sát và nghiên cứu hạn chủ yếu dựa trên các chỉ số hạn và ngưỡng hạn. Hiện nay có rất nhiều chỉ số hạn khác nhau được phát triển và ứng dụng ở các nước trên thế giới [4]. Một vài chỉ số hạn được được sử dụng phổ biến có thể kể đến như chỉ số SPI được McKee và cộng sự (1993) đề xuất [3], chỉ số CZI được đề xuất bởi Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (4NMCC) [2]. Tổng quan về chỉ số hạn được tổng kết trong các nghiên cứu của Alley(1984), Smakhtin và Hughes (2004) [1]. Hiện nay các nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam còn chưa nhiều và chưa được thực hiện đồng bộ trên cả nước, tuy nhiên có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Quang Kim và cộng sự (2003- 2005) về dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống [10], nghiên cứu của Trần Thục (2005-2008) về xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên [16]. Gần đây có nghiên cứu của Vũ Thanh Hằng và cộng sự (2010, 2011) về phân tích các điều kiện hạn hán và dự tính sự biến đổi hạn trong tương lai cho khu vực Miền Trung [5, 6]. Để đánh giá hạn hán ở Tây Nguyên nghiên cứu lựa chọn hai chỉ số hạn J và SPI được tính toán dựa trên số liệu mưa và nhiệt độ trung bình ngày để phân tích mức độ hạn hán và đánh giá xu thế biến đổi của hạn hán cho vùng khí hậu Tây Nguyên giai đoạn 1985 đến 2014. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Chỉ số hạn hán Hiện nay đã có rất nhiều chỉ số hạn được sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam như chỉ số SPI, Ped, K, EDI, Tỷ chuẩn, SWSI,… Trong nghiên cứu này, chỉ số J được lựa chọn để dự tính sự biến đổi của hạn hán theo tháng, còn chỉ số SPI dùng để nghiên cứu sự biến đổi và xu thế tuyến 609 The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 tính của hạn hán. Chỉ số SPI có lợi thế tính toán đơn giản chỉ sử dụng lượng mưa và đã được sử dụng trong nghiệp vụ dự báo và cảnh báo hạn ở nước ta. Chỉ số J là chỉ số để xác định khô hạn theo tháng sử dụng lượng mưa và nhiệt độ trung bình tháng. 2.1.1. Chỉ số J Chỉ số khô cằn J được De Martonne (1926) khai triển đưa ra phương pháp tính chỉ số khô cằn (J) của một khu vực bằng cách sử dụng phương trình sau đây: (1) Trong đó: J là chỉ số khô hạn theo tháng (mm/ C); P (mm) là lượng mưa tháng; T ( C) là nhiệt o o độ trung bình tháng. Chỉ số này được phát triển như một chỉ số khô cằn, nhưng cũng có thể được sử dụng để tìm ra đoạn hạn hán. Phân loại hạn dựa trên chỉ số khô cằn De Martonne được đưa ra trong bảng: Bảng 1. Các ngưỡng phân cấp hạn theo chỉ số J. Giá trị J 5 5-20 20-30 30-60 60 Điều kiện Hạn rất nặng Hạn nặng Hạn vừa Ẩm Rất ẩm 2.1.2. Chỉ số SPI Chỉ số SPI do McKee và cộng sự (1993) đưa ra dựa trên sự chênh lệch giáng thủy thực tế R so với trung bình nhiều năm Rtb chia cho độ lệch chuẩn σ. Công thức được xác định như sau: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học môi trường Chỉ số SPI Đặc điểm hạn hán ở Tây Nguyên Hiện tượng hạn hán Xây dựng bản đồ hạn hánGợi ý tài liệu liên quan:
-
53 trang 307 0 0
-
12 trang 282 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 165 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 131 0 0 -
KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀKỸ XOÀI RA HOA
2 trang 107 0 0 -
103 trang 97 0 0
-
117 trang 96 0 0
-
92 trang 79 0 0
-
10 trang 70 0 0
-
9 trang 61 0 0