Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em là loại gãy thường gặp sau gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở vùng khuỷu trẻ em. Bài viết trình bày khảo sát đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em bằng phương pháp bảo tồn cũng như phẫu thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 2017
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ 2017
Nguyễn Quang Tiến∗
Đoàn Hữu Cảnh
Châu Thị Ngọc
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em là loại gãy thường gặp
sau gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở vùng khuỷu trẻ em. Có nhiều phương pháp
bảo tồn cũng như phẫu thuật để điều trị loại gãy này. Phương pháp bó bột cho di
lệch độ I,nắn kín-xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng được sử dụng phổ biến nhất
để điều trị các trường hợp gãy có di lệch độ II và phẫu thuật mổ mở kết hợp xương
cho di lệch độ III. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X-quang và
đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em bằng phương
pháp bảo tồn cũng như phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả,
tiến cứu. Tất cả trẻ em bị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay được điều trị tại khoa
Ngoại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2017, đánh giá kết quả sau cùng theo tiêu chí
J.A.Hardacre . Kết quả: gồm 38 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 4,89, dưới 6 tuổi
chiếm 73,7%. Giới nam nhiều hơn nữ. nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt chiếm
84,2%. Trên phim X-quang thẳng, có 55,3% di lệch ra ngoài. Trên phim nghiêng có
57,9% di lệch ra trước. Phân loại theo Badelon: độ I có15,8%, độ II là 21%, độ III
chiếm 47,4%. Có 3/14 ca độ II nắn kín thất bại phải chuyển mổ mở.Không di lệch
thứ phát. 81,6% liền xương trong 3 tuần đầu. Đánh giá chức năng và thẩm mỹ theo
tiêu chí của J.A.Hardacre: Rất tốt chiếm tỷ lệ 92,1%, tốt đạt 7,9%.đạt trung bình là
12,5% và yếu kém chiếm 3,3%. Kết luận: Trong điều trị gãy lồi cầu ngoài xương
cánh tay ở trẻ em: bó bột bảo tồn cho di lệch độ I, nắn kín-xuyên kim qua da dưới
màn tăng sáng cho di lệch độ II và mổ mở kết hợp xương cho di lệch độ III là
phương pháp an toàn, ít biến chứng, đạt kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ vùng
khuỷu.
Từ khóa: Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay, bó bột, xuyên kim qua da, mổ mở.
* Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
Điện thoại: 0903334377. Email: tieny83b@gmail.com.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em là loại gãy một phần cột ngoài đầu
dưới xương cánh tay, chiếm khoảng 17% các gãy xương chấn thương vùng khuỷu
tay và đứng thứ 2 sau gãy trên lồi cầu [9]. Đây là loại gãy có thể gây ra biến chứng,
di chứng về chức năng và thẩm mỹ vùng khuỷu [8]. Hiện nay có nhiều phương pháp
điều trị bảo tồn cũng như phẫu thuật cho loại gãy này. Điều trị bảo tồn bằng bó bột
1
được dùng trong gãy di lệch độ I, di lệch độ III được điều trị bằng phương pháp mổ
mở. Đối với gãy di lệch độ II, phương pháp nắn kín-xuyên kim qua da dưới màn tăng
sáng là phương pháp phẫu thuật được sử dụng hiện nay. Phương pháp này có những
lợi ích: Không phẫu thuật mở ổ gãy, không bó bột, duy trì kết quả nắn bằng kết hợp
xương tối thiểu xuyên kim Kirschner qua da để tránh di lệch thứ phát, đảm bảo kết
quả về chức năng và thẩm mỹ tay bị gãy, ít biến chứng và thời gian nằm viện ngắn.
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang và
đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em tại Bệnh viện
Nhi Đồng Cần Thơ năm 2017” với 2 mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, x-quang gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ
em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2017.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em tại Bệnh
viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2017.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ dưới 16 tuổi trở xuống. Bị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay do chấn
thương di lệch độ I, II, III theo Badelon. Đến nhập viện sau khi bị chấn thương.
Được điều trị bằng phương pháp bảo tồn, mổ mở hoặc nắn kín-xuyên kim qua da
dưới màn tăng sáng tại Khoa ngoại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2017. Thời
gian theo dõi sau điều trị tối thiểu là 3 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Gãy xương bệnh lý
- Bệnh nhân đang có bệnh lý nhiễm trùng tại vùng gãy
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: cứu mô tả cắt ngang. Mỗi bệnh nhân được theo dõi sau
xuất viện tối thiểu 3 tháng để đánh giá kết quả điều trị.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Chọn tất cả những
bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc nhóm có tiêu chuẩn loại trừ.
Trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 8/2017, chúng tôi thu thập được 38 mẫu.
Nội dung nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng như tuổi, giới, cơ chế
chấn thương, các dấu hiệu lâm sàng. Mô tả ...