Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của dế mèn (Gryllus assimilis B.) trong điều kiện nuôi nhốt tại hộ gia đình

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tìm hiểu các đặc điểm sinh trưởng của dế mèn (Gryllus assimilis B.) trong điều kiện nuôi nhốt tại hộ gia đình. Để làm rõ vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm hình thái và tập tính của dế mèn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của dế mèn (Gryllus assimilis B.) trong điều kiện nuôi nhốt tại hộ gia đình NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA DẾ MÈN (Gryllus assimilis B.) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI HỘ GIA ĐÌNH LÊ PHƢƠNG NHẬT - PHẠM THỊ LÀNH Khoa Sinh học Tóm tắt: Đề tài tìm hiểu các đặc điểm sinh trƣởng của dế mèn (Gryllus assimilis B.) trong điều kiện nuôi nhốt tại hộ gia đình. Để làm rõ vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm hình thái và tập tính của dế mèn. Sau khi khảo sát và tiến hành nuôi, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả sau: từ lúc dế mới nở đến lúc trƣởng thành, ấu trùng dế trải qua 7 lần lột xác và 1 một lần vũ hóa để trở thành thành trùng trong khoảng 72,59 ngày (dế đực) và 65,72 ngày (dế cái), trọng lƣợng trung bình tăng khoảng 10,0246 lần, kích thƣớc trung bình tăng khoảng 9,77 lần chiều dài và 11,15 lần chiều rộng. Tỉ lệ sống sót của dế khá cao, chiếm khoảng 30 – 37% số cá thể đem nuôi ban đầu. 1. MỞ ĐẦU Từ lâu, ở nhiều nƣớc trên thế giới đã sử dụng nhiều loài côn trùng làm thức ăn. Đây là nguồn thực phẩm có triển vọng và có ý nghĩa trong tƣơng lai. Hiện nay ở Việt Nam, nghề nuôi côn trùng nói chung và nghề nuôi dế nói riêng rất phổ biến, đem lại thu nhập khá cao cho ngƣời dân. Trong cuốn “Nghề nuôi dế”, Nguyễn Lân Hùng nhận định nuôi dế là một trong 100 nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, thực trạng nuôi dế hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít dựa trên cơ sở khoa học nên khó có thể thành công. Ngƣời dân còn có quá ít tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về dế để tham khảo. Nhằm góp phần giúp bổ sung thêm kiến thức khoa học về con dế để việc nuôi dế có hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các đặc điểm sinh trƣởng dế mèn (Gryllus assimilis B.) trong điều kiện nuôi nhốt tại quy mô hộ gia đình”. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Ðối tượng nghiên cứu Ðối tƣợng nghiên cứu là dế mèn đen thông thƣờng hay dế than (Gryllus assimilis B. hay Gryllus bimaculatus De Geer). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập tài liệu liên quan từ những bài báo khoa học, các trang web sinh học và 1 số ebook liên quan đề tài nghiên cứu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 76-82 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA DẾ MÈN... 77 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Từ những tài liệu đã thu thập, tiến hành tìm hiểu, phân tích và tổng hợp nội dung liên quan đến đề tài. 2.2.3. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu có sự góp ý, điều chỉnh từ thầy giáo hƣớng dẫn, các thầy cô trong khoa Sinh học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế và các anh, chị ở các Trang trại dế. 2.2.4. Phương pháp khảo sát đại trà Tiến hành khảo sát các mô hình nuôi dế ở các tỉnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh và thành phố Đà Nẵng… Sử dụng các phƣơng pháp thƣờng dùng trong nghiên cứu chăn nuôi. 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu tiến hành trên dế mèn Gryllus assimilis B. hay Gryllus bimaculatus De Geer) giai đoạn ấu trùng và thành trùng. 2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu. Sau khi thực hành, tiến hành xử lí số liệu thu đƣợc trên Excel 2007. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khảo sát đặc điểm hình thái của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt Dế mèn giống mua từ Trại dế về, đem nuôi trong các thùng, chậu nhựa. Hàng ngày kiểm tra, quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, đo kích thƣớc chiều dài, chiều rộng, cân trọng lƣợng của 30 cá thể dế (n=30) ngẫu nhiên qua từng tuổi của giai đoạn ấu trùng, thành trùng. Từ số liệu thu đƣợc của từng lứa tuổi, ta xử lí kết quả trên Excel 2007. Bảng 1. Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái của dế mèn qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện nuôi nhốt Kích thƣớc thân (mm) Giai đoạn phát triển Trọng lƣợng (mg) Chiều dài Chiều rộng Tuổi 1 0,078 2,853 0,833 Tuổi 2 0,237 3,680 1,263 Tuổi 3 2,517 8,227 2,877 Ấu trùng Tuổi 4 16,680 14,67 4,073 (Dế non) Tuổi 5 81,330 17,763 5,900 Tuổi 6 262,440 21,090 6,777 Tuổi 7 379,250 22,777 7,780 Tuổi 8 495,850 27,893 9,290 Thành trùng (Dế trƣởng thành) 799,237 29,353 11,487 78 LÊ PHƢƠNG NHẬT – PHẠM THỊ LÀNH Theo nhƣ kết quả nghiên cứu thì vòng đời dế mèn phải trải qua tổng cộng 8 lần lột xác [ấu trùng (dế non) 7 lần lột xác và 1 một lần vũ hóa để trở thành thành trùng (dế trƣởng thành)]. Từ lúc mới nở đến lúc trƣởng thành, có sự sai khác rất lớn về kích thƣớc và trọng lƣợng cơ thể dế: trọng lƣợng cơ thể trung bình tăng khoảng 10.246 lần, kích thƣớc cơ thể trung bình tăng khoảng 9,77 lần chiều dài và 11,15 lần chiều rộng. 3.1.1. Giai đoạn ấu trùng a. Về hình thái Ấu trùng tuổi 1 cơ bản cũng giống nhƣ giai đoạn thành trùng song chƣa xuất hiện cánh, đến tuổi 7 – 8 mới xuất hiện mầm cánh. Ở giai đoạn này màu sắc cơ thể càng đậm sau mỗi lần lột xác. b. Về kích thƣớc Ở giai đoạn này, từ ấu trùng tuổi 1 đến ấu trùng tuổi 8, kích thƣớc cơ thể trung bình tăng khoảng 9,77 lần chiều dài ...

Tài liệu được xem nhiều: