Ranitidin được dùng qua đường uống hoặc tiêm, có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin ở các thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra. Vật liệu Cellulose vi khuẩn (Bacterial Cellulose) với những tính chất độc đáo và vượt trội đã trở thành một vật liệu sinh học cho các ứng dụng y sinh và dược phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc tính của hệ vật liệu Bacterial cellulose hấp thụ ranitidinBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00090 NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA HỆ VẬT LIỆU BACTERIAL CELLULOSE HẤP THỤ RANITIDIN *Phạm Thị Kim Dung Tóm tắt: Ranitidin được dùng qua đường uống hoặc tiêm, có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin ở các thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra. Vật liệu Cellulose vi khuẩn (Bacterial Cellulose) với những tính chất độc đáo và vượt trội đã trở thành một vật liệu sinh học cho các ứng dụng y sinh và dược phẩm. Nghiên cứu đã thu được vật liệu Bacterial Cellulose tinh khiết có bề dày 0,5 cm và 1 cm. Với kích thước 7,7 x 3,7 cm; 5,7 x 2,7 cm, vật liệu bề dày 0,5 cm có khả năng hấp thu ranitidin nhiều hơn vật liệu dày 1 cm (p < 0,05). Vật liệu BC sau khi nạp ranitidin có khả năng thấm hút nước tốt, có độ thông thoáng cao, có khả năng cản khuẩn tốt. Từ khóa: Bacterial cellulose, ranitidin, hấp thụ.1. MỞ ĐẦU Cellulose vi khuẩn (Bacterial Cellulose - BC) là dạng tinh khiết của cellulose và cómột số đặc tính tốt như: Mạng lưới sợi siêu mịn, có khả năng giữ nước cao, có độ bền kéocao, độ xốp cao hơn, tính phân hủy sinh học, tính chất an toàn và không độc hại, tươngthích sinh học cao với các tế bào nguyên bào sợi cơ thể, dễ dàng chế tạo thành một hìnhdạng mong muốn Dương Minh Lam và nnk. (2013), Czaja W và et al., (2006), Ullah H etal., (2016)… Hiện nay, BC là nguồn vật liệu mới được ứng dụng đa dạng trong các lĩnhvực khác nhau như: Thực phẩm chức năng, miếng thấm, vật liệu băng vết thương, giàngiáo mô - kĩ thuật trong y sinh học, da nhân tạo, ghép mạch máu, vận chuyển protein và hệthống giao thuốc có kiểm soát theo Ullah H et al., (2016). Viêm loét dạ dày là bệnh lí mãn tính đang rất phổ biến. Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân bịviêm loét dạ dày chiếm khoảng 26%, đứng đầu trong các bệnh ung thư liên quan đếnđường tiêu hóa và khuynh hướng bệnh ngày càng gia tăng nhanh. Theo Hội Khoa họcTiêu hóa Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 70% dân số Việt có nguy cơ bịđau dạ dày, viêm loét dạ dày. Đây được xem là căn bệnh hiện đại, có thể xảy ra ở mọi lứatuổi khác nhau, trong đó bệnh tập trung ở những nhóm bệnh trẻ tuổi, người thường xuyênchịu áp lực, căng thẳng, stress, lối sống không khoa học tạp chí y học cổ truyền đã thốngkê. Theo Dược thư quốc gia (2018): Ranitidin có tác dụng ức chế cạnh tranh với histaminở thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra. Sinh khả dụngcủa ranitidin sau khi uống đạt khoảng 50%. Nghiên cứu của Arun B. et al., (2016) choTrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Email: kimdunghpu2@gmail.comPHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 729rằng polyme tổng hợp cho thấy nhiều bất lợi khác nhau như chi phí cao, không tươngthích sinh học và độc tính. Thiết kế polymer tự nhiên mới có tính an toàn sinh học được sửdụng như một ma trận trong các hệ thống giao thuốc đã trở thành một phần không thể táchrời trong việc phát triển và xây dựng các loại thuốc mới. Cho đến nay ở Việt Nam vẫnchưa có báo cáo khoa học nào về việc sử dụng BC làm vật liệu nạp thuốc và giao thuốcranitidin có kiểm soát. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc tính lí hóa và khảnăng hấp thụ ranitidin của vật liệu dễ kiếm, giá thành thấp là vật liệu Bacterial celluloselên men từ dịch trà xanh trong môi trường nước vo gạo, nước dừa già và môi trường chuẩnnhằm mục tiêu tăng lượng ranitidin hấp thụ vào vật liệu BC, tránh những hao phí khôngcần thiết và tăng sinh khả dụng của ranitidin.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp nghiên cứu2.1.1. Vật liệu và trang thiết bị Chủng vi sinh: Chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum tạo cellulose từ dịch trà xanhlên men, được nuôi cấy tại phòng sạch Vi sinh - Động vật, Viện Nghiên cứu khoa học vàỨng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Hóa chất: Ranitidin (99,5%; Sigma - Mỹ); Cao nấm men (Mỹ); Peptone (EuropeanUnion); các hóa chất sử dụng khác đảm bảo tiêu chuẩn phân tích. Môi trường nuôi cấy: Môi trường chuẩn (MTC) theo Hestrin & Schramm, (1954) gồmGlucose: 20 g; Pepton: 5 g; Dinatri phosphat: 2,7 g; axit citric: 1,15 g; Cao nấm men: 5 g; Nướccất 2 lần: 1000 mL. Môi trường nước dừa già (MTD) gồm Glucose: 20 g; Pepton: 10 g; Diamoniphotphat: 0,3 g; Amoni sulfat:0,5 g; Nước dừa già: 1000 mL; Axit acetic (2%) Dịch giống (10%).Môi trường nước vo gạo (MTG) gồm Glucose: 20 g; Pepton: 10 g; Diamoni photphat: 0,3 g;Amoni sulfat:0,5 g; Nước vo gạo: 1000 mL; Axit acetic (2%) Dịch giống (10%). Trang thiết bị: Máy đo quang phổ UV- Vis 2450 (Shimadru - Nhật Bản); Cân phântích (Sartorius - Thụy Sỹ); Cân kỹ thuật Sartorius TE 3102 S (Đức); K ...