Danh mục

Nghiên cứu đánh giá đặc tính ăn mòn khí quyển tại khu vực Tây Nguyên - Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này trình bày kết quả thử nghiệm xác định tính ăn mòn khí quyển của khu vực Tây Nguyên – Việt Nam. Kết quả cho thấy khí quyển của khu vực Tây Nguyên mang đặc tính khí quyển vùng nông thôn thể hiện ở phân mức thấp S1 đối với Cl- và phân mức P0 đối với SO2. Phân mức tính ăn mòn khí quyển ở mức thấp đối với thép và nhôm và ở phân mức trung bình đối với đồng và kẽm. Phân mức tính ăn mòn khí quyển được quyết định chủ yếu do yếu tố độ ẩm cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá đặc tính ăn mòn khí quyển tại khu vực Tây Nguyên - Việt NamNghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH ĂN MÒN KHÍ QUYỂN TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN - VIỆT NAM Nguyễn Cao Tuấn1*, Nguyễn Văn Hoàng1, Nguyễn Đình Hưng1, Hà Hữu Sơn2, Lê Quốc Phẩm2 Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả thử nghiệm xác định tính ăn mòn khí quyển của khu vực Tây Nguyên – Việt Nam. Kết quả cho thấy khí quyển của khu vực Tây Nguyên mang đặc tính khí quyển vùng nông thôn thể hiện ở phân mức thấp S1 đối với Cl- và phân mức P0 đối với SO2. Phân mức tính ăn mòn khí quyển ở mức thấp đối với thép và nhôm và ở phân mức trung bình đối với đồng và kẽm. Phân mức tính ăn mòn khí quyển được quyết định chủ yếu do yếu tố độ ẩm cao.Từ khóa: Tây Nguyên, Ăn mòn khí quyển, Phân mức ăn mòn. 1. MỞ ĐẦU Tính ăn mòn của khí quyển được định nghĩa là khả năng gây ra ăn mòn của khíquyển đối với một kim loại hay hợp kim đã cho. Tốc độ ăn mòn khí quyển của kimloại không chỉ bị ảnh hưởng bởi thời gian lưu ẩm (TOW) mà còn phụ thuộc vàocác yếu tố của khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm tương đối và sự có mặt của các chất ônhiễm trong khí quyển như hơi muối (clorua) và SO2 làm quá trình ăn mòn diễn ranhanh hơn [1-4]. Ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có sự kết hợp của các yếu tốnhiệt độ cao, độ ẩm cao và lượng mưa đáng kể, vì vậy, thời gian thấm ướt thườngrất cao. Việc xác định tính ăn mòn khí quyển của một khu vực sẽ cho ta thông tinvề mức độ ăn mòn kim loại tại khu vực đó cao hay thấp và đưa ra biện pháp bảo vệhiệu quả hơn. Tây Nguyên nằm ở Nam Trung Bộ, nối liền 2 miền Bắc Nam của đất nước, tiếpgiáp với Hạ Lào và Bắc Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng. Chính vì vậy,Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quân sự. Nằmtrong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùamưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó,tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nêntrong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều,riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, khá khác biệtvới khí hậu so với các vùng miền khác của Việt Nam. Mặc dù rất có ý nghĩa vềkhoa học cũng như thực tiễn, nhưng đến nay chưa có một nghiên cứu nào về đánhgiá đặc tính ăn mòn khí quyển của khu vực này. Mục đích của nghiên cứu là khảosát sự ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu của Tây Nguyên đến tốc độ ăn mòn khíquyển của bốn loại kim loại tiêu chuẩn (thép carbon, đồng, nhôm và kẽm) và căncứ theo tiêu chuẩn ISO 9223 phân mức tính ăn mòn của khu vực này. Việc khảosát được tiến hành tại hai địa điểm là Kho 729 – Đức Trọng - Lâm Đồng và tại tiểuđoàn đảm bảo sân bay Pleiku – Gia Lai. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Thử nghiệm xác định tốc độ ăn mòn của các kim loại Các kim loại dùng để phơi xác định tốc độ ăn mòn là thép cacbon thấp, đồng,nhôm và kẽm có kích thước 100mm x 150mm x 3mm. Thành phần hóa học củaTạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 147 Hóa học & Kỹ thuật môi trườngmẫu, quá trình chuẩn bị mẫu, thu mẫu, xác định tốc độ ăn mòn và xử lý kết quảtuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 9226 [4].2.2. Phương pháp xác định SO2 sa lắng Nguyên tắc của phương pháp là Sulfur dioxit (SO2) và các hợp chất lưu huỳnh cótính axit được hấp thụ trên bề mặt có tính kiềm làm từ các tấm giấy lọc xốp đượctẩm bởi dung dịch natri hoặc kali cacbonat bão hòa (gọi là các tấm thu SO2). Cáctấm thu SO2 có kích thước 100mm x 150mm được treo trên giá theo phương thẳngđứng và song song với hướng gió chính tại các khu vực khảo sát. Sau 1 tháng thửnghiệm các tấm mẫu được thu về phân tích và đánh giá theo ISO 9225 [5]. Tốc độlắng đọng của sulfur dioxit được biểu thị bằng [mg /(m2.ngày)].2.3. Phương pháp xác định Cl- sa lắng bằng phương pháp nến ẩm Nguyên tắc của phương pháp là đầu thu của nến ẩm được tẩm ướt bằng dungdịch nến ẩm có diện tích tiếp xúc với khí quyển biết trước (thường chọn là 100cm2). Nến ẩm được đặt hướng trực diện với hướng gió chính hoặc hướng nguồnphát thải (ví dụ như hướng ra biển). Hàm lượng muối trong không khí thổi qua nếnẩm được giữ lại. Sau một tháng thử nghiệm dung dịch thu mẫu được phân tích vàxác định hàm lượng Cl- sa lắng theo ISO 9225 [5].2.4. Xác định thời gian thấm ướt bề mặt Nhiệt độ và độ ẩm tương đối được ghi lại liên tục một giờ một lần bằng thiết bị đonhiệt ẩm tự động HUBO tại các khu vực khảo sát để xác định thời gian thấm ướt bềmặt (TOW). Khi độ ẩm tương đối lớn hơn 80% và nhiệt độ lớn hơn 0 oC thì đượctính là 1 giờ thấm ướt bề mặt [5]. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Phân mức độ ăn mòn khí quyển theo dữ liệu môi trường3.1.1. Đặc điểm sa lắng Cl- và phân mức ô ...

Tài liệu được xem nhiều: