Danh mục

Nghiên cứu đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM sau 6 tháng tập luyện

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.51 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho VĐV bắn súng trẻ, bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy trong thể thao, để dựa trên kết quả hệ thống các test đã được sử dụng tuyển chọn cho VĐV của các tác giả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM sau 6 tháng tập luyện NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO VĐV BẮN SÚNG TRẺ TP.HCM SAU 6 THÁNG TẬP LUYỆN TS. Nguyễn Văn Hoàng, TS. Tạ Hoàng Thiện, ThS. Nguyễn Minh Trí, ThS. Hồ Thái TâmTÓM TẮT Mục đích nghiên cứu là nhằm đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho VĐV bắnsúng trẻ, bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy trong thểthao, để dựa trên kết quả hệ thống các test đã được sử dụng tuyển chọn cho VĐV của cáctác giả, Đề tài đã lựa chọn được 7 test có đầy đủ cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy nhằmđánh giá thể lực chuyên môn cho khách thể nghiên cứu bao gồm: 3 test sức bền ưa khí, 4test sức mạnh bền.Từ Khóa: Đánh giá thực trạng, sức bền chuyên môn.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Thể thao hiện nay, trước yêu cầu cao của quá trình đào tạo VĐV đòi hỏibên cạnh bài tập phát triển tố chất thể lực, phải đặc biệt chú ý tới những bài tập nhằmphát triển tố chất thể lực chuyên môn ưu thế, đặc biệt là sức bền chuyên môn. Đây làtố chất có ý nghĩa quyết định vì nó là cơ sở, là tiền đề phát huy tối đa khả năng làmviệc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác, phù hợp với đặc điểmtừng môn thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện và thi đấu, Sức bền chuyênmôn giúp cho VĐV phát triển khả năng thi đấu, khối lượng tập luyện và thi đấu cóhiệu quả trong suất thời gian dài. Nhờ các tố chất này, trong thi đấu đảm bảo cho VĐVgiữ được nhịp độ trận đấu với hiệu suất thi đấu ổn định và luôn phát huy được các ưuđiểm về kỹ - chiến thuật. Đặc biệt nó đóng vai trò quyết định trong những trận đấucăng thẳng, đồng thời làm cho VĐV không nản chí khi bị đối phương dẫn điểm. Sứcbền chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện thểlực cho VĐV trẻ của TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhưPhương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn, Phương phápkiểm tra sư phạm, Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán họcthống kê.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU2.1 Nghiên cứu tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Sức bền chuyên môn của VĐV bắn súng được thể hiện qua các mặt sau: - Sức bền ưa khí: được thể hiện qua khả năng duy hoạt động trong thời gian dài. - Sức mạnh bền: được thể hiện qua khả năng duy trì tư thế động tác ngắm bắntrong suốt cuộc thi đấu hàng giờ đồng hồ.1080 Từ phân tích trên, đề tài tiến hành tham khảo các tài liệu về kiểm tra các tố chấttrong các các môn thể thao nói chung và trong môn bắn súng nói riêng của một số tácgiả như: Phan Hồng Minh (1979), Nguyễn Duy Phát (1969), Nguyễn Duy Phát (1990),Nguyễn Thế Truyền – Nguyễn Kim Minh – Trần Quốc Tuấn (2002), V.Diatrơcốp(1963) ... [10], [13], [15], [18], [23]. Đề tài lựa chọn được 15 test sau: Kiểm tra sức bền ưa khí 6 test: Test Cooper 12p (m), Chạy 2000m (s), Kiểm tramạch yên tĩnh (lần/phút), Kiểm tra tần số hô hấp (phút), Chạy 1500m (s), Nhảy dây 2phút (lần) Kiểm tra sức mạnh bền 9 test: Nằm ngửa gập bụng tối đa (lần), Nằm sấp duỗilưng tối đa (lần). Core muscle strength and stability test – Kiểm tra sức mạnh bền tĩnhlực của thân (level), Giữ súng lâu trên tay (s), nằm sấp chống đẩy tối đa (l), Giữ tạante (s). Thời gian giữ súng trường ổn định khi ngắm bắn (s), Khả năng thăng bằngtĩnh (s), Đứng bằng 1 chân giữ súng lâu trên tay (s), Để có cơ sở khoa học trong việc lựa chọn các test phù hợp với khách thể nghiêncứu là VĐV đội tuyển trẻ Bắn súng TP.HCM, đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyêngia và HLV. Trước hết, chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn theo 2 mức độ: Đồngý 1 điểm và không đồng ý 0 điểm. Các test chỉ tiêu sẽ chỉ được lựa chọn nếu có trên75% ý kiến đồng ý sử dụng của các chuyên gia và huấn luyện viên. Bên cạnh đó, trongmẫu phiếu phỏng vấn cũng có giải thích cách thực hiện test để các chuyên gia và HLVhiểu rõ hơn cách thức thực hiện test và có sự đóng góp ý kiến chính xác hơn. Đề tài tiến hành thực hiện phỏng vấn 2 lần trên cùng một đối tượng, lần phỏngvấn thứ nhất cách lần phỏng vấn thứ 2 là 1 tháng. Phiếu phỏng vấn được gửi đến 15chuyên gia, HLV, giảng viên tại trường và các trung tâm TDTT (Lần 1 phát ra 15, thuvề 15 phiếu; lần 2 phát ra 15 thu về 15 phiếu). Đặc điểm khách thể trả lời phỏng vấnnhư sau:  Về trình độ: - Tiến sĩ: 4 người, chiếm tỷ lệ 27% - Thạc sĩ: 8 người, chiếm tỷ lệ 53% - Cử nhân: 3 người, chiếm tỷ lệ 20% Biểu đồ 2.1: Trình độ người trả lời phỏng vấn 1081  Về thâm niên công tác: - Trên 15 năm: 5 người, chiếm tỷ lệ 33% - Từ 5 đến dưới 15 năm: 7 người, chiếm tỷ lệ 47% - Dưới 5 năm: 3 người, chiếm tỷ lệ 20% Biểu đồ 2.2: Thâm niên công tác của người trả lời phỏng vấn Qua đó, ta có thể thấy trình độ và thâm niên công tác của người trả lời phỏngvấn đảm bảo độ tin cậy và tính khoa học. Kết quả phỏng vấn được trình bày qua bảng2.1 sau:Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn cho VĐV bắn súng trẻTP.HCM Lần 1 Lần 2 (n=15) (n=15) TT Test Tổng Tổng % % điểm điểm 1 Test Cooper 12p (m) 12 80% 13 87% 2 Chạy 1500m (s) 9 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: