Danh mục

Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành công nghệ thông tin truyền thông theo xu hướng hội nhập

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.24 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết này sẽ thảo luận về các biện pháp cải tiến trong đào tạo ngành công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp cao này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành công nghệ thông tin truyền thông theo xu hướng hội nhậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0255Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 56-62This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP Ngô Tứ Thành Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia. Đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam với nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển lại càng cần thiết hơn để cải tiến nhằm tạo ra một định hướng cho giáo dục và đào tạo. Nội dung bài viết này sẽ thảo luận về các biện pháp cải tiến trong đào tạo ngành công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp cao này. Những biện pháp này bao gồm những cải tiến trong môi trường giảng dạy, môi trường học tập, và trong môi trường lớp học; trong đó tập trung vào các môi trường giảng dạy (xây dựng chương trình). Từ khóa: Đào tạo, cải tiến, công nghệ thông tin, môi trường dạy học.1. Mở đầu Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt “Đề ánsớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về ICT (công nghệ thông tin và truyền thông)”, trong đónhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệpCNTT. Đề án này đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các chuyên gia Công nghệ thông tin (CNTT)và các cơ sở đào tạo CNTT trong cả nước. Trong [1], trên cơ sơ nghiên cứu các mô hình Đại học đào tạo CNTT trên thế giới, bằng trảinghiệm nhiều năm trực tiếp giảng dạy chuyên ngành CNTT, tác giả và các cộng sự đã xây dựngmô hình “trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông” phù hợp với bối cảnh Việt Namtrong xu thế hội nhập. Trong bài viết này, trên cơ sở lí luận chung đã trình bày ở [1, 3, 4, 5, 6], tác giả mở rộngphạm vi nghiên cứu, không bó hẹp trong trường học mà cho toàn xã hội. Tác giả sẽ tập trung phântích những cơ sở khoa học để đưa ra giải pháp đổi mới đào tạo ngành ICT Việt Nam, phân tích yêucầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ICT trong và ngoài nước hiện nay. Cuối cùng bàiviết kiến nghị giải pháp nhằm đổi mới phương thức đào tạo nghề ICT theo hướng hội nhập, gópphần hiện thực hóa đề án đào tạo 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực ICT vào năm 2020.Ngày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015.Liên hệ: Ngô Tứ Thành, e-mail: thanh.ngotu@hust.edu.vn56 Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành Công nghệ thông tin truyền thông,..2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở khoa học thay đổi phương thức đào tạo ngành ICT2.1.1. Tốc độ phát triển ICT tác động đến “bức tranh” đào tạo nghề ICT Vào cuối năm 2010, thế giới đã có 500 triệu người truy cập băng rộng di động. Dự kiến năm2016-2017 sẽ có khoảng 5 tỉ người truy cập băng rộng di động, tương đương với số lượng truy cậpinternet sẽ gấp 5 lần hiện giờ. Xã hội kết nối là bước phát triển kế tiếp của thời đại xã hội thông tinhiện nay. Khi được kết nối một cách thông minh, cuộc sống của loài người sẽ thay đổi, thế giới sẽphát triển mạnh mẽ hơn. Hãng Ericsson nhận định trong thời gian tới, hai phần ba số thiết bị điệntử sẽ được gắn thêm thiết bị kết nối di động, ví dụ như máy phát điện, bàn là điện, bếp điện,. . . nhưhình 1. Một bước tiến mới trong côngnghệ ICT là điện toán đám mây (cloudcomputing). Nếu các cơ quan nhà nước ứngdụng công nghệ điện toán đám mây theohình thức cung cấp phần mềm như dịch vụ(Software as service – SaaS), tức là phầnmềm được tập trung tại một trung tâm dữliệu để cho người dùng sử dụng thông quainternet, thì cơ quan nhà nước sẽ không phảiđầu tư phần cứng, phần mềm hệ thống vàphần mềm thương mại, giảm phần lớn chiphí vận hành (điện, đường truyền và nhânlực quản trị hệ thống). Như vậy triển khaiứng dụng điện toán đám mây sẽ tiết kiệmkinh phí duy trì hệ thống mạng và điều quantrọng nhất, nhu cầu nguồn nhân lực ICT sẽ Hình 1. Mô hình các thiết bị kết nốithay đổi. Thế kỉ XXI, với sự phát triển nhanh chóng của ICT, khối lượng thông tin và tri thức tăngtheo hàm mũ. Ví dụ trong vòng vài tháng, trong công nghệ phần cứng của máy tính lại xuất hiệnmột công nghệ mới, trong vòng vài năm thì Microsoft lại xuất ra một phiên bản OS mới với nhiềutính năng mới, .v.v. Đây là thời kì mà số lượng các công trình khoa học nhiều đến nỗi ông thầymột số ngành ICT cũng không học hết nổi kiến thức một môn của mình dạy. Các thầy bậc đại họcvà đào tạo nghề ICT đứng trước nguy cơ là khó truyền bá hết kiến thức của môn mình cho học trò.Hơn nữa khi các thầy dạy nhiều kiến thức cho sinh viên trong trường, nhưng khi trò ra trường thìn ...

Tài liệu được xem nhiều: