Danh mục

Nghiên cứu, đề xuất khung kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho các trường đại học công lập

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 734.05 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tổng hợp một số kết quả thuộc đề tài: “Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, cụ thể là giải quyết bài toán định hướng phát triển các hệ thống thông tin của các trường đại học công lập Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo hướng lựa chọn, cải tiến khung kiến trúc tổng thể ITI-GAF.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, đề xuất khung kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho các trường đại học công lập Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quốc gia lần thứ XIII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), Nha Trang, ngày 8-9/10/2020 DOI: 10.15625/vap.2020.00193 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT KHUNG KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Đào Anh Phƣơng1, 2, Lê Quang Minh3 1 Phòng Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Nghiên cứu sinh K36, Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3 Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội phuongda@hnue.edu.vn, quangminh@vnu.edu.vn TÓM TẮT: Bài báo này tổng hợp một số kết quả thuộc đề tài: “Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, cụ thể là giải quyết bài toán định hướng phát triển các hệ thống thông tin của các trường đại học công lập Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo hướng lựa chọn, cải tiến khung kiến trúc tổng thể ITI-GAF. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp mô hình hóa và phương pháp nghiên cứu định tính. Từ khóa: EA (Enterprise Architect), ITI-GAF (Information Technology Institute - Government Architecture Framework). I. GIỚI THIỆU Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tăng cường hiệu quả trong việc cạnh tranh, vận hành, quản lý, quản trị là một xu thế tất yếu của các trường đại học. Sự cạnh tranh giữa các trường đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự kỳ vọng của người học và xã hội, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo nên sự thay đổi đối với các ngành công nghiệp tương lai và nhu cầu nhân lực của các ngành nghề. Cuộc cách mạng này diễn ra trên 03 lĩnh vực chính: Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Trong đó, kỹ thuật số là một trong trong những lĩnh vực cốt lõi của công nghệ thông tin, tập trung chủ yếu về: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) [4, 10]. Những áp lực này đã buộc các trường đại học phải đổi mới toàn diện về chiến lược phát triển, giảng dạy, học tập, nghiên cứu, quản lý và quản trị. Để làm được việc này, các trường đại học cần phải xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch chiến lược, trong đó bao gồm cả kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược. Một vấn đề quan trọng khi lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược liên quan tới việc định hướng phát triển các hệ thống thông tin. Để nắm được định hướng phát triển hệ thống thông tin của các trường đại học, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, đồng thời liên hệ, phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia công nghệ thông tin từ các trường đại học công lập tại Hà Nội, phần lớn ý kiến các chuyên gia đều đề cập tới việc xây dựng kiến trúc hệ thống thông tin. Dựa trên xu thế phát triển của công nghệ, yêu cầu đổi mới của các các trường đại học và kết quả khảo sát, phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia, nhóm tác giả đã nghiên cứu một số khung kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể đã được các tổ chức, doanh nghiệp, trường đại học vận dụng trong thực tiễn, từ đó đề xuất khung kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho các trường đại học công lập Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. II. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU A. Tổng quan nghiên cứu 1. Về khái niệm Hiện tại có rất nhiều khái niệm liên quan tới kiến trúc tổng thể (EA). Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản thì: “Kiến trúc của một tổ chức là bản thiết kế, quy hoạch tổng thể thống nhất từ đầu đến cuối cho toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển của tổ chức, hệ thống đó sau này”, bao gồm tất cả các thành tố xây dựng nên cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin, các quy trình kinh doanh và nghiệp vụ, các ứng dụng, hệ thống phần cứng, phần mềm và toàn bộ các thành phần khác của hệ thống đó. Về cơ bản EA gồm có các thành phần chính sau: Các bộ phận cấu thành nên chính hệ thống đó, quan hệ giữa các bộ phận và quan hệ với môi trường bên ngoài, các nguyên tắc chỉ đạo việc thiết kế và phát triển các bộ phận đó. 2. Về cách thức làm việc EA thường chỉ định cách công nghệ thông tin (CNTT) sẽ hỗ trợ các quy trình kinh doanh. EA khác với kiến trúc CNTT ở cấp độ phân tích mặc dù nó chia sẻ một số nguyên tắc thiết kế của các kiến trúc cấp thấp hơn. EA xác định các quy trình cốt lõi của tổ chức và cách chúng sẽ làm việc cùng nhau, cách để các hệ thống CNTT hỗ trợ các quy trình, các năng lực kỹ thuật chuẩn, các hoạt động cho tất cả các bộ phận của tổ chức và các định hướng để lựa chọn [9]. 3. Về giá trị EA đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, cải tổ và phát triển của các tổ chức. Với quy mô tổ chức nhỏ, EA có thể chưa thể hiện rõ vai trò của nó bởi toàn bộ các nguồn lực và các vấn đề phát sinh đều có số lượng 402 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT KHUNG KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ… không đáng kể, không khó để kiểm soát. Tuy nhiên, khi tổ chức phát triển và mở rộng quy mô tình hình sẽ khác, lúc này các nguồn lực đều gia tăng, các vấn đề liên quan tới quy trình, nghiệp vụ sẽ phát sinh nhiều nên dễ gây ra sự quá tải và mất kiểm soát. Hệ thống thông tin (HTTT) trở nên phức tạp, khó điều hành, khả năng đáp ứng bị hạn chế. Một trong những xu hướng tất yếu hiện nay là áp dụng cách tiếp cận và ứng dụng EA trong các cơ quan công quyền bởi nó giúp cho các tổ chức đồng bộ hóa CNTT với quy trình, nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: