Danh mục

Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất sản phẩm đựng thực phẩm thân thiện với môi trường từ lá sen và mo cau

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 566.01 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất sản phẩm đựng thực phẩm thân thiện với môi trường từ lá sen và mo cau nghiên cứu việc tìm kiếm một sản phẩm chứa, đựng thực phẩm thân thiện với môi trường từ thực vật, có thể tái tạo, phân hủy sinh học, giàu chất chống oxy hóa và có giá trị y học. Dự kiến kết quả đạt được là quy trình sản xuất hộp đựng cơm thân thiện với môi trường từ lá sen.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất sản phẩm đựng thực phẩm thân thiện với môi trường từ lá sen và mo cau NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐỰNG THỰC PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ LÁ SEN VÀ MO CAU Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Đình Lộc, Trần Nguyễn Hồng Nhân, Nguyễn Hải Yến Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Thái Văn Nam và ThS. Trịnh Trọng Nguyễn TÓM TẮT Hộp cơm nhựa dùng một lần gây ra nhiều rủi ro sức khỏe cho con người, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và còn gây ra ô nhiễm vi nhựa. Bên cạnh đó, hiện trạng “Ô nhiễm trắng” do túi nylon và đồ nhựa dùng một lần ngày càng tăng, cần thời gian hàng trăm năm thậm chí là hàng nghìn năm chúng mới có thể phân hủy được. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm kiếm một sản phẩm chứa, đựng thực phẩm thân thiện với môi trường từ thực vật, có thể tái tạo, phân hủy sinh học, giàu chất chống oxy hóa và có giá trị y học. Dự kiến kết quả đạt được là quy trình sản xuất hộp đựng cơm thân thiện với môi trường từ lá sen. Từ khóa: Đựng thực phẩm, Lá Sen, Mo cau, Ô nhiễm trắng, Qui trình 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đĩa, cốc, bát, thìa dùng một lần, túi, bìa, tấm phim được làm từ nhựa dẻo như: plythene, polypropylene, polyester, polyethylene tereph thalate, polystyrene, polycarbonate, nhựa epoxy, poly sulfone, polyvinyl clorua, polyvinylidene clorua và melamine fomandehit. Những loại nhựa này có thể thải ra các chất độc hại, các chất này bao gồm: bisphenol A, melamine, vinyl clorua, phthalates … ngấm vào thực phẩm trong quá trình sử dụng và có thể gây ung thư, tổn hại các cơ quan, kháng insulin và bệnh tim mạch cho con người [1]. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội nước ta gần đây, việc phát triển phổ biến và tiện lợi của hình thức đặt thức ăn qua mạng, hoặc sử dụng các APP giao thức ăn nhanh đã góp phần mở ra một kỷ nguyên mới cho việc dùng đồ nhựa dùng một lần càng gia tăng. Ăn uống mang đi đã nhanh chóng trở thành một phương thức thông thường với sự tiện lợi vượt trội của nó. Tuy nhiên, vấn đề “Ô nhiễm trắng” do lượng túi nylon và hộp nhựa dùng một lần gần đây đã trở thành một vấn đề nóng được quan tâm [4]. Theo số liệu từ đại diện Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thải ra biển. Đặc biệt, con số 80 tấn là khối lượng nhựa và nilon mà hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM thải ra môi trường trong một ngày [6]. 557 Hiện tại, thật rất cần thiết để tìm hiểu và nghiêm cứu để tạo ra một sản phẩm đựng thức ăn mà sau khi sử dụng có thể phân hủy trong thời gian ngắn và thân thiện với môi trường. Mặc dù hiện nay trên thị trường đã có một số sản phẩm nhưng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài và có thể công nghiệp hóa, luôn trong tình trạng cầu lớn hơn cung. Hộp cơm phân hủy hoàn toàn sau thời gian ngắn sử dụng chủ yếu được làm từ lá cây. Trầu cau là những thứ không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt, là một thứ đầu các lễ nghĩa quan trọng đều có trầu cau, vì thế cây cau được trồng để lấy quả khá phổ biến ở Việt Nam, song bên cạnh việc trồng để lấy quả, mo cau sau khi rụng thường bỏ đi. Cũng đã có một số sản phẩm được làm từ mo cau như quạt mo cau, vật dụng đựng thức ăn từ mo cau đã có mặt trên thị trường rất lâu và cho đến hiện nay. Nhưng thời gian sử dụng vật dụng này thường không dài, nhất là dễ bị nấm mốc, do đó tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người. Ở Việt Nam dùng lá sen để gói và đựng thức ăn là một truyền thống độc đáo lâu đời. Đó là một thói quen thông thường, truyền thống để gói xôi, bánh trên lá sen trong đời sống hàng ngày hoặc trong các lễ hội, đám cỗ, đám cưới, lễ truyền thống và các dịp quan trọng. Cây sen được trồng nhiều trong các ao hồ với mục đích chủ yếu là lấy hoa và lấy hạt. Tổng diện tích trồng sen ở nước ta hiện tại ước tính trên 3.000 ha, tập trung ở một số tỉnh như: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ An, Nam Định, Huế và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Bến Tre). Riêng diện tích trồng sen ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 2/3 tổng diện tích cả nước với sản lượng bình quân đạt 4 - 5 tấn hạt/ha. Trong 2 năm trở lại đây, một số tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long đã bắt đầu trồng giống sen lấy củ để cung cấp cho thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,03% [5]. Như vậy, có thể thấy rằng, lá sen được sử dụng trực tiếp để gói, đựng thực phẩm là chinh. Hình 1. Lá sen được trồng tại Việt Nam 558 Cây sen và cây cau được trồng nhiều ở Việt Nam, nguồn lá sen và mo cau dồi dào, có kích thước lớn, lành tính, dễ dàng phân hủy sau khi sử dụng, có thể thay thế hộp đựng cơm bằng nhựa dùng một lần cần hàng trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm mới có thể phân hủy được. Vì vậy việc “Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất sản phẩm đựng thực phẩm thân thiện với môi trường từ lá sen và mo cau”cần được quan tâm. 2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Các nghiên cứu về sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho vỏ hộp cơm nhựa Hộp bã mía – giải pháp cho dòng sản phẩm dùng một lần, sản phẩm làm 100% từ bã mía, có thể sử dụng trực tiếp trong lò vi sóng, đựng thức ăn nóng hoặc dầu ăn trên 100oC mà không lo sợ sản phẩm có độc tố gây hại nhiễm vào thức ăn như những sản phẩm nhựa, xốp đang có trên thị trường, hộp cơm bã mía có khả năng tự phân hủy trong vòng sáu tuần dưới đất [11]. Lê Bích Thảo (2019) nghiên cứu thành công sản phẩm đựng thực phẩm từ mo cau, mo cau tự nhiên được thu gom về rửa sạch, phơi khô, ép ở nhiệt độ cao để cho ra đời các sản phẩm theo ý muốn. Điều đặc biệt là quá trình sản xuất này không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào nên đảm bảo an toàn cho ...

Tài liệu được xem nhiều: