Danh mục

Nghiên cứu độ hữu thụ của hạt phấn cây Dưa hấu (Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum & Nakai) ở Thừa Thiên Huế

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 26.72 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưa hấu (Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae), một loại trái cây có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi. Nghiên cứu độ hữu thụ hạt phấn góp phần vào cơ sở khoa học cho các nhà chọn giống trong việc phát triển và nhân giống cây Dưa hấu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu độ hữu thụ của hạt phấn cây Dưa hấu (Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum & Nakai) ở Thừa Thiên Huế NGHIÊN CỨU ĐỘ HỮU THỤ CỦA HẠT PHẤN CÂY DƯA HẤU (CITRULLUS LANATUS (THUNB.) MATSUM & NAKAI) Ở THỪA THIÊN HUẾ PHẠM THỊ HỒNG TRANG TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO – TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH Khoa Sinh học1. ĐẶT VẤN ĐỀDưa hấu (Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae), mộtloại trái cây có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi. Ngàynay, Dưa hấu được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, Dưa hấu đượcbiết đến từ thời Vua Hùng Vương thứ 18 và là loại trái không thể thiếu trong nhữngngày Tết cổ truyền. Dưa hấu có tính hàn có thể dùng làm thức ăn giải nhiệt trong nhữngngày hè nóng nực, ngoài ra Dưa hấu còn có nhiều công dụng cho sức khỏe như chứamột số chất chống oxy hóa, vitamin A, E, và nhiều chất bổ dưỡng khác [8].Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bộ nhiễm sắc thể cũng như về năng suất của cácgiống khác nhau nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về hạt phấn Dưa hấu, kích thước, sốlượng và chất lượng hạt phấn là những tiêu chí quan trọng trong sinh sản của cây có hoacũng như sản lượng cây trồng. Khả năng thụ phấn của hạt phấn có thể được xác định bằngcách sử dụng test độ hữu thụ hạt phấn in vitro. Nó rất quan trọng trong việc tạo quả và tạohạt ở cây có hoa. Vì vậy, các kiến thức liên quan đến độ hữu thụ của hạt phấn đối với bấtkỳ loài cây nào cũng là cần thiết và quan trọng đối với các nhà chọn giống thực vật(Reijieli R. Rigamoto, 2002) [7]. Do đó, nghiên cứu độ hữu thụ hạt phấn góp phần vào cơsở khoa học cho các nhà chọn giống trong việc phát triển và nhân giống cây Dưa hấu.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứuHoa đực Dưa hấu (Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum & Nakai) thu ở xã Vinh Mỹ,huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Hình 1). Chọn hoa đực hé nở vào sáng sớmkhoảng 6 – 7 giờ sáng. Hình 1. Hoa đực Dưa hấuKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 94-98NGHIÊN CỨU ĐỘ HỮU THỤ CỦA HẠT PHẤN CÂY DƯA HẤU... 952.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Đo kích thước hạt phấnPhương pháp đo kích thước hạt phấn được tiến hành theo John K. Kelly và đồng sự(2002) [5]. Hạt phấn được chọn lọc từ hoa vừa hé nở của Dưa hấu cho vào eppendorf cóchứa 60 µl acetocarmin 5% . Eppendorf được vortex để các hạt phấn tách rời khỏi baophấn hoàn toàn. Dùng micropipette để hút dung dịch hạt phấn ra với dung tích là 10 µlcho mỗi tiêu bản. Mẫu được phân tích dưới kính hiển vi quang học Olympus với trắc vithị kính và trắc vi vật kính. Đo đường kính của 35 hạt phấn hữu thụ và 35 hạt phấn bấtthụ. Thí nghiệm được lặp lại 5 lần.2.2.2. Xác định độ hữu thụ của hạt phấnĐộ hữu thụ của hạt phấn được xác định theo Reijieli R. Rigamoto và đồng sự (2002)[7]. Bao phấn trưởng thành được nghiền để thu hạt phấn. Nhuộm hạt phấn với aceto-carmine 5 %. Sau đó cho lên tiêu bản để quan sát dưới kính hiển vi quang học. Mỗi tiêubản chọn ngẫu nhiên 10 vi trường để quan sát dưới vật kính 10x (độ phóng đại 100 lần).Thí nghiệm được lặp lại 5 lần.Các hạt phấn bắt màu đậm là các hạt phấn hữu thụ, các hạt phấn không bắt màu hoặcbắt màu nhạt là các hạt phấn bất thụ. Độ hữu thụ của hạt phấn là tỉ lệ phần trăm số hạtphấn hữu thụ trên tổng số hạt phấn đếm được trong vi trường đó.2.2.3. Xác định sản lượng hạt phấn của hoaSản lượng hạt phấn của hoa được xác định bằng cách sử dụng buồng đếm tế bào (JohnK. Kelly và đồng sự, 2002) [5]. Dung dịch hạt phấn được cho vào buồng đếm. Sau đó,đếm số lượng hạt phấn hữu thụ và số lượng hạt phấn bất thụ dưới kính hiển vi quanghọc ở vật kính 10x (độ phóng đại 100 lần). Mỗi lần thí nghiệm đếm ở 10 hoa; thínghiệm được lặp lại 5 lần.2.2.4. Xử lý số liệuCác số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm MS Excel.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Kích thước hạt phấnHạt phấn của Dưa hấu (Citrullus lanatus) có dạng hình cầu khi quan sát dưới kính hiểnvi quang học. Tiến hành đo đường kính hạt phấn hữu thụ và hạt phấn bất thụ. Kết quảđo đường kính hạt phấn hữu thụ và hạt phấn bất thụ của Dưa hấu (Citrullus lanatus)được trình bày ở bảng 1.Kết quả ở bảng 1 cho thấy đường kính trung bình của hạt phấn hữu thụ là 62,14 ± 0,61µm; biến thiên trong khoảng từ 52,00 – 75,00 µm; đường kính trung bình của hạt phấnbất thụ là 51,49 ± 0,76 µm; biến thiên trong khoảng từ 40,00 – 61,00 µm. Như vậyđường kính trung bình của hạt phấn hữu thụ lớn hơn so với đường kính của hạt phấn bất96 PHẠM THỊ HỒNG TRANG và cs.thụ, gấp 120,68% lần; độ biến thiên kích thước hạt phấn hữu thụ lớn hơn so với hạtphấn bất thụ. ...

Tài liệu được xem nhiều: