Danh mục

Nghiên cứu, dự báo vùng ảnh hưởng do bão nhiệt đới phục vụ vận hành các công trình dầu khí trên biển Đông

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu, dự báo vùng ảnh hưởng do bão nhiệt đới phục vụ vận hành các công trình dầu khí trên biển Đông giới thiệu kết quả nghiên cứu tính toán nhanh các vùng cấp độ gió khác nhau gây ra bởi cơn bão trên cơ sở số liệu và thông tin về thông số cơ bản và hướng đi của các cơn bão trên các website dự báo khí tượng của Việt Nam và tham khảo dự báo của khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, dự báo vùng ảnh hưởng do bão nhiệt đới phục vụ vận hành các công trình dầu khí trên biển ĐôngKỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ VDoi: 10.15625/vap.2022.0187 NGHIÊN CỨU, DỰ BÁO VÙNG ẢNH HƯỞNG DO BÃO NHIỆT ĐỚI PHỤC VỤ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ TRÊN BIỂN ĐÔNG Nguyễn Hải An 1* 0F Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội TÓM TẮT Biển Đông thuộc phần rìa tây bắc Thái Bình Dương, là vùng biển có vị trí địa lý đặc biệt, nơi có tuyếnvận tải biển cùng các ngư trường hải sản quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Namđang triển khai nhiều hoạt động dầu khí trên thềm lục địa. Các công trình dầu khí đã được thiết kế, chế tạovới các quy định nghiêm ngặt về độ bền dựa trên dữ liệu thống kê về cường độ các cơn bão trong hàng thậpkỷ, nhưng công tác bảo đảm an toàn cho hàng trăm kỹ sư, chuyên gia vận hành tại mỗi công trình dầu khíluôn cần lưu ý tới cấp độ bão để tạm dừng hệ thống khai thác trước khi triển khai sơ tán. Bài báo này giớithiệu kết quả nghiên cứu tính toán nhanh các vùng cấp độ gió khác nhau gây ra bởi cơn bão trên cơ sở số liệuvà thông tin về thông số cơ bản và hướng đi của các cơn bão trên các website dự báo khí tượng của Việt Namvà tham khảo dự báo của khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu được sử dụng trong dự báovùng ảnh hưởng tới các công trình dầu khí ngoài khơi Việt Nam, trợ giúp trong việc ra quyết định tạm dừngcác hoạt động và/hoặc sơ tán nhân sự khỏi công trình dầu khí. Từ khóa: Biển Đông, dầu khí, bão nhiệt đới, tốc độ gió, công trình biển. 1. MỞ ĐẦU Biển Đông trải dài từ Bắc đến Nam (từ vịnh Bắc Bộ đến vùng biển phía Nam của Việt Nam vàvùng biển trong vịnh Thái Lan), với vị trí địa lý đặc biệt, là tuyến hàng hải nhộn nhịp, cùng các ngưtrường đánh bắt hải sản, đặc biệt Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có tổng cộng trên 160 lôhợp đồng Dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt Nam. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) thường được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới [10] là mộtvùng gió xoáy hình thành trên vùng biển nhiệt đới và thường có đường kính tới hàng trăm kilômét.Biển Đông thuộc vùng nhiệt đới có nền nhiệt cao và chịu tác động của nhiều hệ thống gió mùaphức tạp, hàng năm phải đón nhận trung bình khoảng 10 - 12 cơn bão, bằng một phần ba tổng sốcơn bão xuất hiện trên khu vực Tây Bắc Thái Bình dương [3, 11, 12]. Bão trên Biển Đông không chỉ đe dọa trực tiếp đến hoạt động của tàu, thuyền và ngư trườngđánh bắt cá mà còn ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống, xã hội đặc biệt là các khu vực duyên hảiven biển. Bão, ATNĐ trên Biển Đông theo quy định của Việt Nam (tại Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg), hoạt động trên vùng biển giới hạn giữa vĩ tuyến 5 và 23 oN và giữa kinh tuyến 105 và 120 oE(Hình 1). Nghiên cứu về bão đã được con người thực hiện từ xa xưa nhưng do hiểu biết thời đó còn hạn* Tác giả liên hệ, địa chỉ email: annh1@pvep.com.vn336 Nghiên cứu, dự báo vùng ảnh hưởng do bão nhiệt đới phục vụ vận hành các công trình dầu khí…chế cũng như không có các phương tiện hỗ trợ nên việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở các mô tả cơ bảnvề bão mà chưa chỉ ra được các mối liên kết giữa các điều kiện khí quyển với sự hình thành củabão. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, công tác dự báo báo đã thuận lợi hơn với sự hỗ trợcủa các siêu máy tính, máy bay, vệ tinh, radar thời tiết…[13, 20] Hình 1. Hệ thống lô hợp đồng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam Hiện nay, các nghiên cứu về bão trên thế giới tập trung chủ yếu vào việc cải thiện các mô hìnhdự báo thời tiết [1 – 8] bên cạnh các nghiên cứu về xu hướng hoạt động của các cơn bão trên phạmvi toàn cầu cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cường độ của các cơn bão. Các nghiêncứu thường được thực hiện cho các vùng bão lớn trên toàn cầu như Tây Bắc Thái Bình Dương,Đông Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Tại Việt Nam,trong vài thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã có đánh giá về bão trên Biển Đông, nhưng chủ yếuquan tâm đến dự báo khả năng hình thành cơn bão [1], số lượng bão trung bình trong năm [2, 3],phân bố bão theo mùa trong năm, năng lượng bão,… tuy nhiên chưa thấy có nghiên cứu phục vụtính toán, dự báo cấp độ gió đối với công trình biển ngoài khơi, bao gồm cả đảo đá, các công trìnhdầu khí cũng như các nhà giàn. Mặc dù các công trình dầu khí đã được thiết kế, chế tạo với các quy 337Nguyễn Hải Anđịnh nghiêm ngặt về độ bền dựa trên dữ liệu thống kê về các cơn bão có cường độ mạnh nhất tronghàng thập kỷ, nhưng công tác bảo đảm an toàn cho hàng trăm kỹ sư, chuyên gia vận hành tại mỗi ...

Tài liệu được xem nhiều: