“Nghiên cứu hiện trạng khai thác, sử dụng loại đất mặn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp cải tạo.” là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Vì vậy các cơ quan chức năng nên phối hợp với người dân để có mô hình canh tác hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiện trạng khai thác và sử dụng đất mặn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các biện pháp cải tạo
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN
Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI TẠO
TRƯƠNG THỊ DIÊN - NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN
TRẦN THỊ BÍCH HÀ - NGUYỄN THỊ NGỌC HỒNG
Khoa Địa lý
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc
giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp
huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc. Diện tích tự nhiên 280,83 km2,
trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, còn lại đất
chưa sử dụng. Huyện có diện tích đất nhiễm mặn lớn nhất Thừa Thiên Huế với 6.192 ha
phân bố ở các xã Phú Diên, Phú Hải, Vinh Xuân… Diện tích đất mặn đang ngày càng
gia tăng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của người
dân. Ngoài ra tầm hiểu biết và khả năng tự cải tạo đất nhiễm mặn của người dân còn rất
hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao nên nhiều diện tích đất mặn vẫn chưa được cải tạo để
đưa vào sử dụng. Do đó, việc: “Nghiên cứu hiện trạng khai thác, sử dụng loại đất mặn ở
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp cải tạo.” là vấn đề có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
2. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
HÌNH THÀNH ĐẤT MẶN Ở HUYỆN PHÚ VANG
Điều kiện tự nhiên
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc
giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp
huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc.
* Địa chất: Lãnh thổ huyện Phú Vang có các thành tạo trầm tích Kainozoi phân bố khá
rộng rãi và chỉ gồm các thành tạo Đệ tứ
Giới Kainozoi
Đệ tứ
Pleistocen thượng
Hệ tầng Đà Nẵng m QIII đ )
Holocen hạ - trung
Hệ tầng Nam Ô (mv QIV1-2 no)
Holocen trung
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 194-200
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC ĐẤT MẶN... 195
Trầm tích hỗn hợp sông biển (am QIV 2 )
Holocen thượng
Các trầm tích trong giai đoạn này có nguồn gốc khác nhau.
- Trầm tích sông (aQIv3) [1]
* Địa hình: Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt
bởi hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và
đường thủy. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, có các dạng đồng bằng như: kiểu địa hình
đồng bằng cồn đụn nguồn gốc biển, kiểu địa hình đồng bằng thềm biển, kiểu địa hình
đồng bằng nguồn gốc sông, sông - biển.
* Khí hậu: Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven
biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm
sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố không
đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng IX, X, XI và XII chiếm 75-80% lượng
mưa cả năm. Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng III đến tháng
VIII, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng II đến tháng IV (lúc nước thủy triều thấp) làm
độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Nhiệt độ
Do nằm ở vĩ độ thấp, vùng nghiên cứu được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào,
tổng lượng bức xạ thực tế hàng năm ở vùng nghiên cứu đạt 124 – 126 kcal/cm2. [10].
Tất cả điều kiện này đã tạo cho vùng nghiên cứu có một nền nhiệt độ cao và tiêu biểu
cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới.
Biến trình nhiệt độ không khí năm ở vùng nghiên cứu thuộc dạng biến trình nhiệt độ của
vùng nhiệt đới gió mùa – biến trình đơn gồm 1 cực đại vào mùa hè và 1 cực tiểu và mùa
đông. Cực tiểu thường xuất hiện vào tháng I và nhiệt độ trung bình khoảng 200C và cực
đại thường xảy ra vào tháng VII với nhiệt độ trung bình lớn hơn 290C (bảng 1).
Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng (oC )
Địa
I II III IV V VI VII VII IX X XI XII XII
điểm
Huế 20,0 21,0 23,1 26,1 28,2 29,3 29,4 28,9 27,1 25,1 23,1 20,7 25,2
Xét về nền tảng chung nhiệt độ và số giờ nắng bằng các trị số trung bình ta thấy vùng
nghiên cứu có một nền tảng nhiệt lượng lớn quanh năm. Từ tháng III đến tháng IV nhiệt
độ tăng nhanh nhất, từ tháng XI đến tháng XII nhiệt độ giảm nhanh nhất. Tuy nhiên
biên độ nhiệt giữa các tháng lớn nhất không vượt quá 30C.
Phân bố lượng mưa
Lượng mưa trung bình hằng năm ở vùng nghiên cứu đều trên 2.700 mm. Lượng mưa ở
đây dao động trong khoảng 2.700 mm ÷ 3.400 mm.
196 TRƯƠNG THỊ DIÊN và cs
Bảng 2. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Địa Tháng Năm
danh I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Huế 114 56 38 56 112 190 73 124 375 754 665 321 2878
Ở vùng nghiên cứu mùa mưa bắt đầu từ tháng IX kết thúc vào tháng XII, Kéo dài 4
tháng, trong đó 3 tháng IX, X, XI mưa lớn nhất, mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII,
trong đó 3 tháng II, III, IV mưa ít nhất. Như vậy những tháng ít mưa thì khả năng xâm
nhập mặn và hình thành đất mặn ở vùng nghiên cứa sẽ ít hơn.
Độ ẩm
Vùng nghiên cứu nhìn chung có độ ẩm không khí cao, độ ẩm tương đối trung bình năm
đạt từ 83 ÷ 87%. Biến trình năm của độ ẩm tương đối của không khí ngược với biến
trình năm của nhiệt độ không khí và phân thành 2 mùa rõ rệt. Thời kì có độ ẩm thấp kéo
dài 5 tháng (Từ tháng IV – VIII) với trị số 73 ÷ 83%. Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào
mùa mưa chính và duy trì ở mức độ cao đến tháng III năm sau.
Trong thời kì gió tây khô nóng hoạt động mạnh, độ ẩm thấp nhất có th ...