Danh mục

Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.77 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá những vấn đề còn tồn tại, cũng như tác động tiêu cực của du lịch đến kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Mộc Châu để đưa ra ba nhóm giải pháp đối với chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người dân huyện Mộc Châu nhằm phát triển du lịch huyện Mộc Châu theo hướng bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Mộc Châu tỉnh Sơn LaTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 106 - 116NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCHBỀN VỮNG HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LATrần Hạnh Nguyên13Trường Đại học Tây BắcTóm tắt: Những năm gần đây, nhờ ưu thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội, du lịchhuyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đã có những tăng trưởng ấn tượng, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nângcao thu nhập cho địa phương. Song, do lượng khách du lịch tăng đột biến trong thời gian ngắn gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở huyện Mộc Châu. Nghiêncứu của tác giả dựa trên kết quả phân tích, đánh giá những vấn đề còn tồn tại, cũng như tác động tiêu cực củadu lịch đến kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Mộc Châu để đưa ra ba nhóm giải pháp đối với chính quyền, doanhnghiệp kinh doanh du lịch và người dân huyện Mộc Châu nhằm phát triển du lịch huyện Mộc Châu theo hướngbền vững.Từ khóa: Phát triển, Du lịch bền vững, Mộc Châu.1. Đặt vấn đềHuyện Mộc Châu nằm ở 2051’45” vĩ bắc và 10436’11” kinh đông, là huyện miền núi,cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km vềhướng Tây Bắc, phía Đông giáp huyện Vân Hồ, phía Nam giáp huyện Sốp Bâu tỉnh Hủa Phănnước CHDCND Lào, phía Tây giáp huyện Yên Châu, phía Bắc giáp huyện Phù Yên. Diệntích tự nhiên của Mộc Châu là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứngthứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có điều kiện tự nhiênthuận lợi và nền văn hóa địa phương độc đáo, đa sắc màu nên những năm gần đây, đặc biệt từkhoảng năm 2012 đến nay, số lượng khách du lịch đến Mộc Châu không ngừng tăng trưởng,góp phần tích cực phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân trên địabàn huyện. Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi ổn địnhvà lâu dài cho địa phương, du lịch Mộc Châu vẫn còn nhiều khó khăn cần chính quyền, doanhnghiệp và người dân địa phương cùng chung tay giải quyết.2. Nội dung2.1. Khái niệm du lịch bền vữngKhái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở lý thuyết phát triển bền vững vàcải tiến, nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ýtrong những năm gần đây. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization WTO, 1998) phát triển du lịch bền vững là vừa thỏa mãn các nhu cầu trong hiện tại, vừa thỏamãn nhu cầu trong tương lai của cả điểm đến du lịch lẫn khách du lịch [6]. Liên hiệp quốc(United – UN, 2001) cho rằng, phát triển du lịch bền vững là mô hình và phương thức phátNgày nhận bài: 30/8/2017. Ngày nhận đăng: 19/11/2017Liên lạc: Trần Hạnh Nguyên e - mail: hanhnguyen295@yahoo.com13106triển du lịch có thể duy trì trong thời gian dài mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt độngkhác hoặc khiến cho môi trường tự nhiên và sinh thái bị thoái hóa hay biến đổi. Kế thừa kếtquả nghiên cứu của các học giả trên thế giới, Tổ chức Du lịch quốc tế (United National WorldTourist Organization - UNWTO) đã đưa ra định nghĩa Phát triển du lịch bền vững(Sustainable Tourism) nhận được sự công nhận rộng rãi của dư luận như sau: “Du lịch bềnvững là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch vàcộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệmai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịchphụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địaphương”[1]. Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở ViệtNam dựa trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế vềphát triển bền vững đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, đưa ra khái niệm về dulịch bền vững như sau: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giátrị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâmđến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo cácnguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trongtương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địaphương”[4] . Tóm lại, phát triển du lịch bền vững cần đòi hỏi có sự nỗ lực chung của toàn xãhội hướng tới 3 mục tiêu cơ bản bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường vàbền vững về văn hóa xã hội.2.2. Phương pháp nghiên cứuĐể tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như tiềm năng và hiện trạng pháttriển du lịch huyện Mộc Châu, nghiên cứu đã tiến hành thu thập, phân tích những tài liệu thứcấp như: Báo cáo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội năm 2015, 2016, 2017, Báo cáo thuyếtminh kế hoạch sử dụng đất năm 2016, Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổngthể phát triển KT-XH huyện Mộc Châu đến năm 2020 của UBND huyện Mộc Châu, Chươngtrình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộhuyện lần thứ XXI về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2015-2020 của Huyện ủy MộcChâu, Niêm giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2016, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể pháttriển khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 củaViện nghiên cứu phát triển du lịch.Ngoài ra, để bổ sung thêm tài liệu sơ cấp về du lịch Mộc Châu, từ tháng 2/2016 - tháng7/2017 nghiên cứu đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa, quan sát tham dự, phỏng vấn sâutại một số điểm phong cảnh nổi tiếng ở huyện Mộc Châu như thị trấn Mộc Châu, thác DảiYếm, Rừng thông bản Áng, Đồi chè trái tim, Khu du lịch sinh thái Arena, Vườn hoaHappyland và một số cơ sở lưu trú, ăn uống trên địa bàn huyện Mộc Châu như khách sạnThảo Nguyên, khách sạn Sao Xanh, nhà nghỉ Hoa Ban tiểu khu 13, Khu du lịch sinh thái cộngđồng Sơn Sao, Bản du ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: