Danh mục

Nghiên cứu hiệu quả của nhận diện mống mắt trong phẫu thuật lasik phi cầu ở người cận và loạn thị

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của nhận diện mống mắt (NDMM) về chất lượng thị giác sau mổ trong điều trị cận kèm loạn thị. Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Khúc xạ, Bệnh viện.Mắt TPHCM từ 3/2009-3/2010 theo phương pháp thực nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, nhóm chứng và mù đơn trên 53 bệnh nhân có cận kèm loạn thị tối thiểu -0,75D và được chia thành 2 nhóm có và không có NDMM, mỗi nhóm có 53 mắt, để so sánh về tính an toàn, hiệu quả, tiên đoán, ổn định khúc xạ, các.thông số phân tích loạn thị theo Alpins, sự gia tăng độ nhạy tương phản và quang sai sau mổ 3 tháng..Giá trị P
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiệu quả của nhận diện mống mắt trong phẫu thuật lasik phi cầu ở người cận và loạn thị NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA NHẬN DIỆN MỐNG MẮT TRONG PHẪU THUẬT LASIK PHI CẦU Ở NGƯỜI CẬN VÀ LOẠN THỊ Lâm Minh Vinh*, Trần Hải Yến*, Trần Thị Phương Thu* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của nhận diện mống mắt (NDMM) về chất lượng thị giác sau mổ trong điều trị cận kèm loạn thị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TPHCM từ 3/2009 – 3/2010 theo phương pháp thực nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, nhóm chứng và mù đơn trên 53 bệnh nhân có cận kèm loạn thị tối thiểu -0,75D và được chia thành 2 nhóm có và không có NDMM, mỗi nhóm có 53 mắt, để so sánh về tính an toàn, hiệu quả, tiên đoán, ổn định khúc xạ, các thông số phân tích loạn thị theo Alpins, sự gia tăng độ nhạy tương phản và quang sai sau mổ 3 tháng. Giá trị P < 0,05 được xem có ý nghĩa thống kê. Kết quả: Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và không có NDMM về tính an toàn (P = 0,620), hiệu quả (P = 0,840), tiên đoán (P = 0,865), tính ổn định khc xạ (P = 0,863), độ cầu tương đương (P = 0,910), loạn thị do phẫu thuật (SIA – P = 0,796), loạn thị sau mổ (DV – P = 0,947), góc lệch (AE – P = 0,364) sau mổ 3 tháng. Sự gia tăng độ nhạy tương phản và quang sai cũng không khác biệt giữa 2 nhóm. Kết luận: Nhóm NDMM có sự cải thiện chất lượng thị giác sau mổ tương đương với nhóm không có NDMM. Từ khoá: Nhận diện mống mắt, alpins, loạn thị, phi cầu. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Loạn thị tồn dư sau mổ là một trong những nguyên nhân chính làm giảm sự tối ưu của kết quả phẫu thuật LASIK, ngay cả ở mức 0.5D. Trong đó, xoay mắt tư thế và xoay mắt trong lúc mổ là những nguyên nhân thường gặp và có thể điều chỉnh được. Để hạn chế loạn thị do xoay mắt tư thế, bác sĩ phẫu thuật phải đánh dấu giác mạc bằng tay dưới sinh hiển vi ở tư thế ngồi, rồi điều chỉnh đầu khi Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh * 26 Nhãn khoa Việt Nam (Số 21/2011) bệnh nhân ở tư thế nằm sao cho trục 00 – 1800 của mắt bệnh nhân trùng với trục 00 - 1800 của máy. Với xoay mắt trong lúc mổ, các hệ thống theo dõi chuyển động mắt (eye tracker) thế hệ cũ chưa bù đắp được do chỉ theo dõi chuyển động mắt theo các trục X (phải - trái), Y (trên – dưới), Z (cao – thấp) chứ không có trục ư (xoay). Các nghiên cứu cho thấy nếu điều trị lệch góc trên 20 sẽ gây ra quang sai và lệch khoảng 150 sẽ giảm hiệu quả điều trị loạn thị lên tới 50%. Các hạn chế đó đã thúc đẩy các nhà sản xuất phát triển và ứng dụng công nghệ NDMM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC cùng hệ thống theo dõi chuyển động mắt bốn chiều để đảm bảo tính chính xác tại từng điểm bắn laser. Công nghệ mới này dùng cả mống mắt làm bản đồ tham chiếu để so sánh với hình ảnh mới của mống mắt khi mắt dịch chuyển ở vị trí mới trong quá trình laser v đã được công nhận bởi cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ vào tháng 10/2003 [3]. Bên cạnh đó, phương thức mổ phi cầu cũng được áp dụng nhằm giảm cầu sai sau mổ, tất cả cùng hướng đến mục tiêu là tăng chất lượng thị giác sau mổ. Tại khoa Khúc xạ Bệnh Viện Mắt TPHCM, phần mềm ứng dụng về nhận diện mống mắt được áp dụng từ năm 2008 dành cho máy Zyoptix 217Z100 nhằm nâng cao chất lượng điều trị phẫu thuật khúc xạ cho bệnh nhân nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của nhận diện mống mắt trong phẫu thuật LASIK phi cầu ở bệnh nhân cận kèm loạn thị” để đánh giá hiệu quả của công nghệ này so với phương thức LASIK phi cầu thường quy, nhất là về độ loạn thị sau mổ, thông qua 3 mục tiêu: - So sánh các chỉ số an toàn, hiệu quả, tính ổn định và khả năng tiên đoán. - Phân tích kết quả loạn thị theo phương pháp Alpins. - Đánh giá sự thay đổi về độ nhạy tương phản và quang sai. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân đến khám và điều trị khúc xạ tại khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TPHCM từ tháng 3/2009 đến tháng 3/2010 thoả mãn các tiêu chuẩn sau: tuổi từ 18 trở lên và khúc xạ ổn định ít nhất 6 tháng. Thị lực chỉnh kính tối đa từ 5/10 trở lên. Hai mắt cùng có độ loạn cận ít nhất -0,75D với sự khác nhau về độ loạn cận ≤ -1D và độ cầu tương đương ≤ -3D. Độ cầu tương đương hai mắt ≤ -10D và bề dày giác mạc trên 470micron và đủ dày để điều trị hết độ với giác mạc nền còn lại sau laser ít nhất là 280micron. Bỏ kính tiếp xúc mềm ít nhất 1 tuần và kính tiếp xúc cứng ít nhất 1 tháng trước khi khám tiền phẫu (nếu có). Đồng ý tham gia nghiên cứu và có điều kiện tái khám đầy đủ. Loại trừ các trường hợp: độ khúc xạ chưa ổn định. Có bệnh lý mắt đi kèm. Đã phẫu thuật khúc xạ trên giác mạc hay phẫu thuật khác tại mắt, chấn thương mắt gây tổn thương cấu trúc nhãn cầu, mắt độc nhất, đang có thai hoặc cho con bú. Mắc các bệnh toàn thân: tự miễn, tiểu đường. Bệnh nhân không hợp tác trong mổ hay không nhận diện được mống mắt, có biến chứng trong và sau mổ. 2. Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng, mù đơn. 3. Phươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: