Danh mục

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất của một số loại cây trồng ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.03 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phú Hòa nằm trong châu thổ đồng bằng sông Đà Rằng có đất đai màu mỡ nên người dân nơi đây đã sớm phát triển kinh tế nông nghiệp với đa dạng các loại cây hàng năm, cây lâu năm,... Bài viết tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số loại hình sử dụng đất chính (lúa, ngô, na) theo thang điểm tổng hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất của một số loại cây trồng ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú YênTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 2 (2023) NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG Ở HUYỆN PHÚ HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN Nguyễn Minh Nguyệt 1*, Hoàng Thanh Xuân 2 1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế * Email: minhnguyet.hvbc@gmail.com Ngày nhận bài: 18/11/2022; ngày hoàn thành phản biện: 29/11/2022; ngày duyệt đăng: 26/6/2023 TÓM TẮT Phú Hoà nằm trong châu thổ đồng bằng sông Đà Rằng có đất đai màu mỡ nên người dân nơi đây đã sớm phát triển kinh tế nông nghiệp với đa dạng các loại cây hàng năm, cây lâu năm,... Tuy nhiên, trong những năm qua, việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp của huyện chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất chưa cao. Bài báo tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số loại hình sử dụng đất chính (lúa, ngô, na) theo thang điểm tổng hợp. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất như tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ... Từ khóa: Sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất, huyện Phú Hoà, Phú Yên.1. MỞ ĐẦU Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, bởi việc quản lý và sử dụng tàinguyên đất hợp lý không chỉ quyết định trực tiếp đến phát triển kinh tế của mỗi quốcgia mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị quốc gia và khu vực đó. Mỗi loại đấtkhác nhau sẽ có những định hướng phát triển riêng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhấttrong quá trình khai thác và sử dụng đất (SDĐ). Phú Hoà là huyện có nhiều lợi thế về địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước nênthuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp ưu thế của các loại cây lương thực, câycông nghiệp hằng năm và các cây lâu năm,... Diện tích đất nông nghiệp (ĐNN) củahuyện là 21.195,07 ha (chiếm 82,48% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện). Tuy nhiên,trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp (SXNN) của huyện chưa hợp lý dẫn đếnhiệu quả kinh tế sử dụng đất chưa cao. Vì vậy, nghiên cứu này hướng đến phân tích hiệuquả SDĐ của một số loại cây trồng chính (lúa, ngô, na) dựa trên đánh giá tổng hợp các 163Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất của một số loại cây trồng ở huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yênchỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó làm cơ sở để triển khai các giải pháp hiệuquả trong SDĐ SXNN, nâng cao đời sống của người dân ở huyện Phú Hoà, tỉnh PhúYên.2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Bao gồm các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên, quy hoạch SDĐ, quy hoạch nông thôn mới, kiểm kê đất đai qua các năm; kết quảSXNN, tình hình phát triển KT-XH và nông nghiệp qua các năm, niên giám thống kêtỉnh Phú Yên, niên giám thống kê huyện Phú Hoà… - Dữ liệu sơ cấp: Kết quả điều tra 30 hộ gia đình về kết quả SXNN (giá trị sảnxuất và chi phí các loại cây trồng lúa, ngô và na) và những khó khăn trong SXNN củacác hộ gia đình ở 2 xã Hòa Quang Bắc và Hòa An, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cụcThống kê huyện huyện Phú Hòa, Phòng Nông nghiệp huyện huyện Phú Hòa và UBNDhuyện Phú Hòa, Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Phú Hòa,… Trên cơ sở đó,chọn lọc các loại tài liệu có giá trị quan trọng đối với nội dung nghiệp cứu hoặc xác địnhnội dung cần điều tra bổ sung. - Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp điều tra xã hội học: Phương pháp này đượcsử dụng để thu thập thêm thông tin, tìm hiểu thực tế địa bàn, kiểm tra, đối chiếu tư liệu,chụp ảnh các loại hình SDĐ SXNN chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu. Việc khảo sát thực địakết hợp với điều tra ngẫu nhiên theo cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu xã hội học đãđược thực hiện ở xã Hòa Quang Bắc và Hòa An - nơi có diện tích lúa, ngô và na lớn nhất. - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Phương pháp này được sử dụng để thốngkê tất cả các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê, khảo sátthực địa, phỏng vấn các hộ gia đình... Kết quả thống kê và xử lý để có nguồn số liệuchính xác cho đánh giá tổng hợp hiệu quả một số loại hình SDĐ SXNN ở địa bàn nghiêncứu. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu thậpthông tin về những bất cập, khó khăn trong vấn đề SDĐ SXNN ở địa phương. Nhữngthông tin từ chuyên gia cũng là một cơ sở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: