Danh mục

Nghiên cứu hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu củ a Viện Nghiên cứu Hải sản và những hạn chế trong thực tế sản xuất nghề lưới rê hỗn hợp ở các địa phương, Dự án tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nhằm hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MẪU LƯỚI RÊ HỖN HỢP KHAI THÁC VÙNG BIỂN KHƠI TỈNH KHÁNH HÒA RESEARCH ON COMPLETING THE MODEL OF MIXED GILLNET FOR FISHING IN THE OFFSHORE WATER OF KHANH HOA PROVINCE Nguyễn Trọng Thảo1, Vũ Kế Nghiệp2 Ngày nhận bài: 07/7/2016; Ngày phản biện thông qua: 15/4/2017, Ngày duyệt đăng: 15/6/2017 TÓM TẮT Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản và những hạn chế trong thực tế sản xuất nghề lưới rê hỗn hợp ở các địa phương, Dự án tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nhằm hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa. Dự án đã thiết kế, chế tạo 46 cheo lưới rê hỗn hợp với 6 mẫu lưới có kích thước mắt lưới khác nhau và đưa vào đánh bắt thử nghiệm. Qua thử nghiệm 78 mẻ lưới tại vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa cho thấy, CPUE trung bình đạt 2,59 (kg/1.000 m2/mẻ), cao hơn so với lưới rê thu ngừ tại Nha Trang và cao gấp 2,2 lần so với lưới đối chứng. Trong 6 mẫu lưới thiết kế, mẫu số 2 có năng suất cao nhất, đạt 5,66 (kg/1.000 m2/mẻ). Các thông số kỹ thuật chính của mẫu lưới hoàn thiện gồm, chiều dài rút gọn: 51,80m; chiều cao rút gọn: 34,66m; kết cấu sợi, kích thước mắt lưới của thân 1 và thân 2 lần lượt là PE 200D/32 - 130mm và PE 200D/42 - 150mm. Từ khóa: lưới rê, lưới rê hỗn hợp, sản lượng khai thác, năng suất khai thác ABSTRACT Based on the research results of the Research Institute for Marine Fisheries and the limitations in producing of mixed gillnets in the localities, the project has conducted pilot studies in order to complete the mixed gillnets samples for fishermen in Khanh Hoa province. The project has designed and developed 46 mixed gillnets, 6 samples with different mesh sizes. The project was conducted 78 hauls in the open sea of Khanh Hoa province. The results showed that, CPUE averaged 2.59 (kg/1,000 m2/haul), higher than tuna gillnet one (in Nha Trang city) and 2.2 times higher than control experimental gillnet one. Among 6 sample nets, the sample No.2 had the highest CPUE, reaching 5.66 (kg/1,000 m2/haul). The main technical parameters of the complete mixed gillnets after fishing experiments were: length: 51.80m; height: 34.66m; yarns structure, mesh size of body 1 and body 2 were: PE 200D/32-130mm and PE 200D/42-150mm respectively. Keywords: Gillnet, mixed gillnet, fishing yield, CPUE I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lưới rê hỗn hợp được Viện Nghiên cứu Hải sản thiết kế từ năm 2010 [5] và đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất thông qua chương trình khuyến nông quốc gia cho 1 2 ngư dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và Cà Mau [2]. Trên cơ sở mẫu lưới này, ngư dân các địa phương đã cải tiến nhằm phù hợp Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang Trường Đại học Nha Trang 96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản với ngư trường và đối tượng đánh bắt của từng vùng biển. Tuy nhiên, mức độ cải tiến lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng thuyền trưởng dẫn đến tình trạng ngư dân ở các địa phương lúng túng với việc chọn cấu trúc lưới (kích thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới, hệ số rút gọn, chiều cao của các thân lưới và chiều cao của tấm cheo lưới) [3]. Hơn nữa, vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa có độ sâu lớn, không thể sử dụng mẫu lưới có chiều cao như ở các địa phương lân cận khác. Chiều cao lưới lớn có phạm vi đánh bắt rộng nhưng lực cản lớn, lại phụ thuộc vào khả năng chuyên chở của tàu và sức tải của máy thu lưới. Chính vì vậy, việc hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp phù hợp với điều kiện tàu thuyền, ngư trường hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt, cải thiện thu nhập của ngư dân là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn cao đối với ngư dân và ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa. Bài viết thể hiện kết quả thiết kế các mẫu lưới, kết quả đánh bắt thử nghiệm làm cơ sở cho việc chuyển giao công nghệ khai thác hải sản bằng nghề lưới rê hỗn hợp tại tỉnh Khánh Hòa. II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung nghiên cứu - Thiết kế mẫu lưới rê hỗn hợp khai thác cá thu vạch tại vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa. - Đánh giá hiệu quả khai thác của mẫu lưới thiết kế thông qua hoạt động thử nghiệm đối chứng. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoàn thiện mẫu lưới rê hỗn hợp hoạt động tại vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thiết kế lưới rê hỗn hợp Nghiên cứu sử dụng phương pháp tương tự để thiết kế ngư cụ. Trên cơ sở phân tích lưới mẫu, nghiên cứu sẽ tính toán và lựa chọn các thành phần cấu trúc lưới thiết kế phù hợp với đối tượng đánh bắt, ngư trường hoạt động. Số 2/2017 - Xác định kích thước mắt lưới: Kích thước mắt lưới được tính theo chiều dài của cá thu vạch có tần suất bắt gặp nhiều ở ngư trường vùng biển khơi tỉnh Khánh Hòa và được xác định theo công thức: a = kL.L Trong đó, a: kích thước cạnh mắt lưới (mm); L: chiều dài cá khai thác (mm); kL: hệ số, xác định cho từng loài cá theo phương pháp mặt cắt thân cá như sau: kL = 0,2 x Cmax/L. với Cmax: chu vi mặt cắt thân cá lớn nhất và L: chiều dài động học cá khai thác [1]. - Xác định độ thô chỉ lưới theo lưới mẫu: Độ thô chỉ lưới được tính công thức [1]: Trong đó, dm và dt: đường kính chỉ lưới mẫu và lưới thiết kế; am và at: kích thước cạnh mắt lưới của lưới mẫu và lưới thiết kế. - Xác định hệ số rút gọn: Hệ số rút gọn được xác định dựa vào tiết diện mặt cắt thân cá nơi đóng lưới và được tính theo công thức: Trong đó, u1: hệ số rút gọn ngang của lưới; n: khoảng cách ngang lớn nhất mặt cắt thân cá tại điểm đóng lưới; m: khoảng cách dọc lớn nhất mặt cắt thân cá tại điểm đóng lưới. - Xác định đường kính và lựa chọn vật liệu giềng phao, giềng chì. - Lựa chọn vật liệu chỉ lưới: Nghiên cứu chọn vật liệu chỉ lưới PE với kết cấu 200D xe 1 lần và 2 lần. - Lựa chọn hệ số rút gọn ngang ở dây giềng phao và giềng chì: Chọn theo hệ số rút gọn có lưới rê thu ngừ ...

Tài liệu được xem nhiều: