Danh mục

Nghiên cứu học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công: Phần 1

Số trang: 219      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Quốc gia học tập: Học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công" nghiên cứu kinh nghiệm từ những câu chuyện thành công trong học tập của các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore; kinh nghiệm của các quốc gia đang bị vướng vào bẫy thu nhập trung bình dù đã nỗ lực thực hiện giai đoạn công nghiệp hóa ban đầu, cũng như các quốc gia bị tụt hậu phía sau về việc học tập như các quốc gia kém phát triển ở châu Phi, Mỹ Latinh và các chính sách thúc đẩy học tập ở một số quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công: Phần 1 Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. TRỊNH THỊ NGỌC QUỲNH TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: PHẠM THU HÀ Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: TRỊNH THỊ NGỌC QUỲNH NGUYỄN VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1459-2021/CXBIPH/7-12 /CTQG. Số quyết định xuất bản: 303-QĐ/NXBCTQG, ngày 11/5/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2021 Mã số ISBN: 978-604-57-6780-1. HOW NATIONS LEARN: Technological Learning, Industrial Policy, and Catch-up First Edition published 2019 © Oxford University Press 2019 ISBN 978-0-19-884176-0 QUỐC GIA HỌC TẬP: Học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công Xuất bản lần đầu năm 2019 tại Vương quốc Anh Bản quyền tiếng Việt © Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2020. Không một phần nào của ấn phẩm này được sao chép, được lưu trữ trong hệ thống truy xuất, hoặc được truyền đi, dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào, điện tử, cơ học, sao chép, ghi âm hoặc bằng cách khác, mà không có sự cho phép trước của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. 3 “Cuốn sách này nghiên cứu cách thức các nền kinh tế phát triển muộn kiến tạo khung chính sách và chiến lược nhằm thúc đẩy động lực học tập của các tổ chức kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường tính năng động của đổi mới sáng tạo. Những kinh nghiệm chuyển đổi trong cuốn sách này cung cấp cho người đọc những cách tiếp cận đa chiều trong việc tổ chức và vận dụng việc học tập để từ đó các quốc gia có thể xây dựng một cấu trúc hiệu quả cũng như xây dựng lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới”. Michael H Best, Giáo sư trường Emeritus, tác giả cuốn sách How Growth Really Happens: The Making of Economic Miracles through Production, Governance and Skills, chủ nhân giải thưởng Schumpeter năm 2018. “Các nghiên cứu về phát triển và quá trình bắt kịp đã chuyển hướng từ việc giải quyết các bài toán tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế sang hướng tăng cường quá trình học tập và tích tụ năng lực. Đây là một đóng góp quan trọng của cuốn sách: Và là “một cái đinh nữa đóng vào quan tài” của hệ thống chính sách “Đồng thuận Washington””. Giovanni Dosi, Giáo sư kinh tế, Scuola Superiore Sant’ Anna, Pisa, Italy. “Công nghiệp hóa đã luôn là bước căn bản để phát triển kinh tế bền vững. Quá trình này cũng phân hóa nền kinh tế thế giới thành nhóm các nước thu nhập cao và các nước thu nhập thấp. Để đạt được sự phát triển bao trùm, toàn diện, chúng ta rất cần phải hiểu cuốn sách Quốc gia học tập. Các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo của nhà nước không chỉ là điều kiện tiên quyết cho quá trình bắt kịp, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (thông qua việc tăng cường vai trò của các doanh nghiệp 4 khởi nghiệp, khuyến khích thử nghiệm và bảo đảm lợi ích cộng đồng). Thông qua việc tìm hiểu những bài học phát triển khoa học công nghệ của các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, cuốn sách này là một nghiên cứu có giá trị cao về các chính sách phát triển công nghiệp”. TS. Alice Evans, Giảng viên về Phát triển quốc tế, King’s College London. “Quốc gia học tập là một cuốn sách viết trên những ý tưởng lớn. Tại sao một số quốc gia phát triển nhanh hơn các quốc gia khác? Cơ chế để các quốc gia bắt kịp về tăng trưởng là như thế nào? Cơ chế học tập về công nghệ của doanh nghiệp có điểm nào giống với việc học hỏi về chính sách của nhà nước? Câu trả lời cho những vấn đề trên thay đổi như thế nào trong bối cảnh cụ thể của các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới? Cuốn sách đã đưa ra lời giải cho những vấn đề trên từ lý luận của các học giả hàng đầu trên thế giới với kinh nghiệm thực tế trong quá khứ và cả hiện tại. Quốc gia học tập là cẩm nang định hướng phát triển trong thế kỷ XXI, đặc biệt hữu ích đối với các quốc gia đang phát triển và những quốc gia đang gặp phải trở ngại trong việc phát triển mất cân bằng”. Gary Gereffi, Giáo sư xã hội học, Giám đốc Trung tâm Chuỗi giá trị toàn cầu, Đại học Duke. “Đây là cuốn sách quan trọng nhất của Arkebe Oqubay and Kenichi Ohno về cách thức học tập để bắt kịp sự phát triển. Cuốn sách tập trung vào cách thức doanh nghiệp, cũng như các nhà hoạch định chính sách học tập, thông qua vừa học vừa làm, thi đua, thử nghiệm, đổi mới sáng tạo và đi tắt đón đầu. Một lượng lớn kinh nghiệm trong quá khứ của các doanh nghiệp, ngành kinh tế, quốc gia được đúc rút thành các yếu tố tiên quyết cho sự thành công của quá trình học tập để bắt kịp và tận dụng lợi thế của người 5 đi sau. Cuốn sách này cũng đưa ra các gợi ý về cường độ, tốc độ, định hướng và nội dung học tập, bên cạnh việc nhấn mạnh về ý nghĩa của việc xây dựng các chính sách công nghiệp bền vững và có tầm nhìn chiến lược dài hạn”. Jomo Kwame Sundaram, Giáo sư đã nghỉ hưu, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợ ...

Tài liệu được xem nhiều: