Danh mục

Nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) nuôi trồng ở Việt Nam trên mô hình chuột đái tháo đường type II thực nghiệm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 546.42 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nấm Linh chi được trồng ở Việt Nam có khả năng hạ đường huyết trên chuột đái tháo đường (ĐTĐ) type II. Chuột bình thường với cân nặng từ 18-20 g có nồng độ glucose huyết là 6,21 mmol/L, chuột trở nên béo phì bằng chế độ thức ăn giàu lipid trong 8 tuần rồi được tiêm STZ màng bụng với liều đơn 120mg/kg thể trọng. Sau 3-4 ngày, những con chuột này bị bệnh ĐTĐ với nồng độ glucose huyết ≥ 18 mmol/L.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) nuôi trồng ở Việt Nam trên mô hình chuột đái tháo đường type II thực nghiệmBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00092 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) NUÔI TRỒNG Ở VIỆT NAM TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II THỰC NGHIỆM Trần Thị Phương Liên1,*, Nguyễn Thị Chính2 Tóm tắt: Nấm Linh chi được trồng ở Việt Nam có khả năng hạ đường huyết trên chuột đái tháo đường (ĐTĐ) type II. Chuột bình thường với cân nặng từ 18-20 g có nồng độ glucose huyết là 6,21 mmol/L, chuột trở nên béo phì bằng chế độ thức ăn giàu lipid trong 8 tuần rồi được tiêm STZ màng bụng với liều đơn 120mg/kg thể trọng. Sau 3-4 ngày, những con chuột này bị bệnh ĐTĐ với nồng độ glucose huyết ≥ 18 mmol/L. Sau 21 ngày điều trị bằng bột sinh khối nấm Linh Chi, nồng độ glucose huyết của những con chuột này là 6,74 mmol/L (giảm 71,23%, p < 0,05). Chuột ĐTĐ điều trị bằng sinh khối nấm Linh chi cho thấy gan, thận, tụy hầu hết lại nằm trong giới hạn bình thường, không có sự bất thường về số lượng và hình thái giải phẫu như ở chuột ĐTĐ không được điều trị. Từ khóa: Đái tháo đường, hạ đường huyết, nấm Linh chi.1. MỞ ĐẦU Theo Tạ Văn Bình (2007), bệnh ĐTĐ là hậu quả của béo phì và thừa cân quá mức,không chỉ mang tính chất là một bệnh mạn tính mà còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểmnhư: đột quỵ, hôn mê, cắt cụt chi, mù lòa,... WHO công bố năm 2000 toàn thế giới có khoảng151 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và dự đoán đến năm 2025 con số mắc bệnh sẽ tăng đến 300-330 triệu, chiếm 5,4% dân số toàn cầu. Đáng chú ý là bệnh có xu hướng gia tăng mạnh tại cácquốc gia đang phát triển ở Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á, đặc biệt ở độ tuổi laođộng. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết, số người mắc bệnh ĐTĐ ở nước tachiếm khoảng 5% dân số (khoảng 4,5 triệu người), riêng ở các thành phố lớn như Hà Nội, HảiPhòng, Hồ Chí Minh, tỉ lệ này chiếm khoảng 7% và con số này vẫn không ngừng tăng lên vớitốc độ nhanh nhất thế giới. Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) được nuôi trồng ở Việt Nam trong khoảng 15năm trở lại đây, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với nấm nhập ngoại. Tuy nhiên, Đỗ TấtLợi (2005) đã chỉ ra rằng tác dụng điều trị bệnh của loại nấm này lại phụ thuộc rất lớnvào tuổi đời, điều kiện sinh thái, địa lí, môi trường sống,… Vì vậy, rất nhiều người cònnghi ngại về hiệu quả điều trị bệnh của nấm linh chi (Ganoderma lucidum) nuôi trồng ởViệt Nam.1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 22Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội*Email: liensp2@yahoo.comPHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 7472. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), do PGS.TS. Nguyễn Thị Chính - TrườngĐHKHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội nuôi trồng. - Chuột bạch chủng Swiss nặng từ 18-20 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cungcấp. Chuột được tạo béo phì bằng chế độ thức ăn giàu lipid trong 8 tuần, theo SrinivasanK. (2005). - Tạo chuột ĐTĐ được tiến hành theo Reed et al., (2000): Chuột béo phì được tiêmSTZ màng bụng với liều đơn 120 mg/kg thể trọng. Sau 3-4 ngày, những con chuột này bịbệnh ĐTĐ với nồng độ glucose huyết ≥ 18 mmol/L. Chuột mắc bệnh được dùng để tiếnhành nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của nấm Linh chi theo đường uống.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Kết quả tạo mô hình chuột ĐTĐ type IISự tăng trọng của chuột khi nuôi bằng hai chế độ dinh dưỡng khác nhau Từ số liệu Bảng 1 cho thấy đã có sự khác biệt rất lớn giữa lô nuôi thường và lônuôi béo về trọng lượng. Kết thúc 8 tuần nuôi với chế độ thức ăn giàu chất béo, trọnglượng chuột nuôi béo nặng 59,28 g - tăng 40,37% so với nhóm chuột được nuôi thường (p< 0,05). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật thực tế và với nghiên cứu củaSrinivasan K., (2005). Điều đó chứng tỏ chuột ăn các thức ăn có hàm lượng lipid cao thờigian dài rất dễ tăng cân, béo phì. Bảng 1. Khối lượng trung bình của hai nhóm chuột Khối lượng trung bình của chuột (tính theo gam) Nhóm Thời điểm ban đầu Sau 4 tuần Sau 8 tuần Ăn thường 14,42 ± 0,46 28,66 ± 1 42,23 ± 1,43 Ăn béo 14,15 ± 0,96 41,46 ± 2,82 59,28 ± 5,75Tạo chuột ĐTĐ type II Streptozotocin (STZ:2 – deoxy – 2 - (3 – metyl – 3 - nitrosoureido) – D -glucopyranose) là chất có hoạt tính chống ung thư được chiết xuất từ nấm Streptomycesachromogens. Tùy vào liều lượng STZ và cách thức tiến hành người ta có thể gây ĐTĐtype I hay type II. STZ được nhận biết và xâm nhập vào tế bào β ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: