Danh mục

Nghiên cứu khả năng kháng oxi hóa của cao chiết ethanol hạt xay nhung in vitro

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 674.92 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu khả năng kháng oxi hóa của cao chiết ethanol hạt xay nhung in vitro khảo sát khả năng kháng oxi hoá của loài dược liệu đặc hữu đang thiếu dữ liệu nghiên cứu khoa học là hạt xay nhung (Dialium cochinchinensis Pierre) thông qua khả năng khử và khả năng trung hòa gốc oxi hoá tự do trên mô hình in vitro thông qua các thí nghiệm DPPH, ABTS và PFRAP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng kháng oxi hóa của cao chiết ethanol hạt xay nhung in vitro http://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2022.03.305 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG OXI HÓA CỦA CAO CHIẾT ETHANOL HẠT XAY NHUNG IN VITRO Nguyễn Trung Quân(1), Hoàng Thành Chí(2) (1) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM; (2) Trường Đại học Thủ Dầu Một Ngày nhận bài: 29/3/2022; Ngày phản biện: 30/3/2022; Chấp nhận đăng: 30/5/2022 Liên hệ Email: chiht@tdmu.edu.vn https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2022.03.305Tóm tắt Xay nhung (Dialium cochinchinensis Pierre), là một trong số 10 loài Dialium phânbố tại Đông Nam Á và xuất hiện duy nhất ở Việt Nam. Xay nhung cung cấp gỗ loại mộtvà đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam phục vụ cho công tác bảo tồn. Mặc dù được sửdụng như thực phẩm, dược phẩm trong các bài thuốc dân gian từ lâu, song đây vẫn làđối tượng mới trong công tác nghiên cứu khoa học và hiện có rất ít dữ liệu khoa học vềloài cây này. Việc cung cấp các bằng chứng khoa học xác thực giúp định hướng pháttriển nghiên cứu, ứng dụng và bảo tồn loài cây này hợp lý hơn. Trong nghiên cứu này,khả năng kháng oxi hoá của cao chiết ethanol của hạt xay nhung đã được khảo sát bằngcác phương pháp DPPH, ABTS và PFRAP. Kết quả cho thấy cao chiết từ hạt xay nhungcó hoạt tính kháng oxi hoá mạnh thông qua khả năng trung hòa gốc điện tử tự do DPPHvà ABTS* ở mức EC50 lần lượt là 33,60 ± 1,66 và 140 ± 7,47 (µg/ml). Năng lực khử củacao chiết hạt xay nhung cũng thể hiện thông qua việc khử Fe3+ thành Fe2+ trong phứcpotassium ferrocyanide phụ thuộc vào nồng độ tác dụng.Từ khóa: ABTS, Dialium cochinchinensis, DPPH, kháng oxi hoá, năng lực khử AN IN VITRO INVESTIGATION OF THE ANTIOXIDANT ACTIVITY OF DIALIUM COCHINCHINENSIS PIERRES ETHANOL EXTRACTAbstract Dialium cochinchinensis Pierre is one of ten Dialium species found in Southeast Asia,and it is only found in Vietnam. Velvet grinding produces high-quality wood and has beenlisted in the Vietnam Red Book for conservation. Despite the fact that it has long been usedas food and medicine in folk remedies, it is still a new object in scientific research, withvery little scientific data on this plant. The provision of genuine scientific evidence aids inmore rationally orienting research, development, application, and conservation of thisplant. The antioxidant capacity of an ethanol extract of velvet seed was investigated usingthe DPPH, ABTS, and PFRAP methods in this study. The extract from ground velvet seedsdemonstrated strong antioxidant activity by neutralizing DPPH and ABTS* free radicalsat EC50 levels of 33,60 ± 1,66µg/ml and 140 ± 7,47µg/ml, respectively. The velvet seed 46Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(58)-2022extracts reducing power was also demonstrated by the reduction of Fe3+ to Fe2+ in thepotassium ferrocyanide complex, depending on the concentration of action.1. Đặt vấn đề Những năm cuối thế kỷ thứ 19, thuật ngữ kháng oxi hoá lần đầu tiên được sử dụngđể chỉ các hoá chất có khả năng giúp kim loại chống bị ăn mòn cũng như chống sự oxihoá các loại thực phẩm khác, ngày nay thuật ngữ này được cụ thể hoá trong lĩnh vực sinhhọc tế bào nhằm chỉ các nhóm chất có khả năng cho điện tử trong các phản ứng oxi hoánội bào từ đó hình thành lá chắn bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân oxi hoá tự do (Lobo vànnk., 2010). Trong trạng thái bình thường, sự cân bằng oxi hoá nội mô được duy trì bởihệ thống enzyme kháng oxi hoá, tuy nhiên khi xảy ra những bất thường trong cơ thể nhưnhiễm trùng, sốt, nhiễm độc tố hay hoạt động quá mức gây ra các tổn thương ở cấp độmô và tế bào dẫn đến sự tăng tiết các enzyme đáp ứng nhanh như xanthine oxidase,lipogenase, cyclooxigenase, kích hoạt đại thực bào, giải phóng ion đồng, sắt, làm phá vỡchuỗi truyền điện tử từ đó gây ra sự bùng phát mạnh mẽ các gốc tự do phá vỡ thế cânbằng oxi hoá – khử dẫn tới hiện tượng stress oxi hóa (Lobo và nnk., 2010). Stress oxi hoálà hiện tượng cực đoan do sự hoạt động mạnh của các gốc oxi hoá tự do từ đó gây ra nhiềutác động tiêu cực thông qua việc cạnh tranh điện tử với nhiều thành phần khác nhau củatế bào, sự mất đi điện tử gây ảnh hưởng lên cấu trúc và hoạt động của hệ thống protein,nucleic acid và nhiều thành phần quan trọng khác bên trong nội bào hoặc bên trên màngtế bào là bệnh sinh của nhiều bệnh lý nghiêm trọng bao gồm cả tự miễn và khởi phát ungthư (Lobo và nnk., 2010; Pizzino và nnk., 2017). Nhằm đáp ứng với hoạt động của cácgốc oxi hoá tự do nhiều enzyme có tính khử được tổng hợp để đảm bảo duy trì cân bằngoxi hoá – khử như superoxide dismutase (SOD), glutathione peroxidase (GSH-Px) vàcatalase (CAT), ngoài ra một số thành phần enzyme kháng oxi hóa ít phổ biến hơn cũngtham gia quá trình bao gồm he ...

Tài liệu được xem nhiều: