NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC DIỆT CỎ (2,4D) VÀ TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CHÈ ĐẮNG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Nhóm sinh viên: Nông Phúc Thắng (báo cáo viên), Nông Thị Tự, Bùi Hải Nam, Nguyễn Quốc Thịnh Người hướng dẫn: TS. Nông Thanh Sơn,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC DIỆT CỎ (2,4D) VÀ TÁC DỤNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC DIỆT CỎ (2,4D) VÀ TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CHÈ ĐẮNG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Nhóm sinh viên: Nông Phúc Thắng (báo cáo viên), Nông Thị Tự, Bùi Hải Nam, Nguyễn Quốc Thịnh Người hướng dẫn: TS. Nông Thanh Sơn, TS. Phan Văn Các, Ths. Đỗ Minh Thanh Đặt vấn đềHiện nay các thuốc diệt cỏ, trừ sâu đang được sử dụng một cách rộng rãi trong dânchúng. Số người tiếp xúc với thuốc diệt cỏ trừ sâu ngày càng cao gây cho nhiều ngườibị suy giảm sức khoẻ, nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính thậm chí có nhiều vụ nhiễmđộc chết người. Vì vậy việc phòng chống nhiễm độc đối với những người tiếp xúcđang là vấn đề cần quan tâm. Mặt khác tỷ lệ bệnh cao huyết áp ngày nay cũng đang làvấn đề sức khoẻ cộng đồng cần chú trọng. Do đó việc nghiên cứu để tìm kiếm các loạithảo dược có tác dụng phòng chống độc, hạ huyết áp cần được chú ý nghiên cứu.Chè đắng tiếng Tày gọi là ché khôm, tên la tinh là Ilex Kaushue S.y.hu (Nguyễn TiếnBân) là cây có nhiều ở hai huyện Thạch An và Hạ Lang tỉnh Cao Bằng. Trong dângian người ta dùng lá cây chè đắng uống thay chè có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,điều hoà huyết áp. Lá chè đắng còn được dùng chữa bệnh lỵ, sốt nóng, đau đầu, đaurăng, đau mắt, ăn không ngon. Uống chè đắng thường xuyên có tác dụng làm trí ócminh mẫn, lợi tiểu, giúp tiêu hoá tốt và kéo dài tuổi thọ. Theo tài liệu của Trung Quốcđây là loài chè thuốc nổi tiếng ở Quảng Tây được dùng để làm quà biếu các quanchức cao cấp thời phong kiến.Với những công dụng của cây chè đắng như vậy liệu chè đắng ở vùng Cao Bằng đượcnhân dân trồng phát triển có tác dụng phòng chống độc, hạ huyết áp hay không, chúngtôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:1. Đánh giá độc tính (LD50) của dịch chiết lá chè đắng (Ilexkaushue S.Y.HU).2. Thử nghiệm tác dụng của dịch chiết lá chè đắng đối với nhiễm độc 2,4D trênđộng vật thực nghiệm.3. Thử nghiệm tác dụng gây hạ huyết áp, hạ cholesterol trên động vật thực nghiệmcủa dịch chiết lá chè đắng. Ðối tượng và Phương pháp nghiên cứu1. Đối tượng nghiên cứu:Động vật thực nghiệm:Thỏ: có trọng lượng từ 1,8kg - 2,2kg không phân biệt giốngChuột nhắt trắng: có trọng lượng 20g - 25g không phân biệt giống.Chó có trọng lượng từ 10kg - 18kg.Tất cả các động vật trên được nuôi trong cùng điều kiện2. Thời gian: Tháng 8 - 12/2000 và tháng 3 - 5/20013. Địa điểm nghiên cứuThực hiện tại phòng thực nghiệm bộ môn Vệ Sinh - Môi Trường - Dịch Tễ.Bộ môn Dược lý Trường đại học Y khoa.Khoa Huyết học Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên4. Vật liệu4.1. Thuốc 2,4DĐược cung cấp bởi trạm bảo vệ thực vật Thái Nguyên do Công ty thuốc trừ sâu SàiGòn sản xuất năm 1997. Thành phần thuốc chứa 13,8% 2,4D Isopropylamin. Cácthành phần khác Glyphosate Isopropylamin 13,8% và chất phụ gia 27,4%.Liều: 2,4D tiêm trực tiếp vào màng bụng thỏ với liều 90mg/kg tương đương 1/6 LD50.4.2. Chè đắng (ILEXKAUSLUE.S.Y.HU):Được thu hái tại Hạ Lang - Cao Bằng, lá được phơi khô, thái nhỏ đem đun với nướccất đến khi đạt liều nghiên cứu.* Đối với chuột:- Uống với liều tăng dần từ 5g/kg - 40g/kg (nghiên cứu độc tính cấp)- Uống liều 1g - 2g/kg (nghiên cứu hạ cholesterol).* Đối với thỏ: Liều uống 250mg/kg* Đối với chó: Liều 0,5g - 1,25g (nghiên cứu hạ huyết áp).4.3. Cholesterol chuẩn.5. Cỡ mẫu- Chuột nhắt trắng: 80 con được chia làm 8 nhóm mỗi nhóm 10 con để nghiên cứu độctính. 45 con chia làm 5 nhóm để thử nghiệm cholesterol theo phương pháp RAOSD.- Thỏ 28 con chia làm 5 nhóm.- Chó 10 con được phân chia làm 4 nhóm theo liều tăng dần.Các động vật trên được chọn vào các nhóm thử nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên6. Phương pháp nghiên cứu6.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng song song6.2. Kỹ thuật tiến hành:Động vật nuôi 5 ngày trước khi tiến hành thử nghiệm, phân nhóm ngẫu nhiên, cácnhóm dùng thuốc vào thời điểm sáng 9h-10h, chiều 15h - 16h. Lấy máu xét nghiệmtrước và sau thực nghiệm.6.3. Các chỉ tiêu nghiên cứuTheo dõi cân nặng bằng cân Robervan cân hàng ngàyTheo dõi số lượng sống chết hàng ngàyTheo dõi lông, ăn uống, các hoạt độngLấy máu xét nghiệm:Tỷ lệ huyết sắc tốSố lượng hồng cầuCông thức bạch cầuXét nghiệm chức năng gan (SGOT, SGPT).Đo trên máy Cobas Micro của hãng Eurotinue của Pháp.Gây hạ huyết áp thực nghiệm, theo dõi huyết áp từ trước, sau dùng thuốc 15, 20, 30,60, 90, 120 theo dõi các diễn biến của huyết áp bằng máy ghi tự động.- Xét nghiệm cholesterol máu sau 30 ngày cho uống cholesterol và dịch chiết đo trênmáy sinh hoá tự động Expluss của hãng Ciron.7. Xử lý số liệuTính tỷ lệ %: x 100Trong đó: a là tần xuất xuất hiện sự kiện nghiên cứub là tần xuất không xuất hiện sự kiện nghiên cứuTính:- So sánh test t studen- Tính % thay đổi của các chỉ số ở các thời điểm so với trước khi thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp:Với liều tăng dần từ 5g - 40g/kg không có chuột nào chết sau 24h và 120h. Nhưvậy không xác định được liều LD50 qua đường uống.3.2. Thử nghiệm tác dụng phòng chống độc với 2,4D.3.2.1. Theo dõi về hoạt động của động vật thực nghiệm:Động vật thực nghiệm là thỏ có cân nặng từ 1,8kg - 2,2kg. Nuôi trong cùng điều kiện,theo dõi các chỉ số như sự hoạt động, ăn uống, lông, cân nặng.Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:Bảng 1. Diễn biến trọng lượng thỏ ở các nhóm thực nghiệm (kg).STT Nhóm Số Trước Sau ...