Danh mục

Nghiên cứu khoa học ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỰC BÌ, LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN TỚI SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI KEO TRỒNG TẠI VIỆT NAM

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.10 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về xử lý thực bì, làm đất và bón phân trong trồng rừng keo tại Việt Nam trong những năm gần đây. Sinh trưởng của keo lưỡi liềm (Acacia srassicarpa) và keo lá tràm (A. auriculiformis) tốt hơn khi đất được xử lý bằng cách lên líp nơi đất bị ngập lụt vào mùa mưa. Kích thước líp cho keo lưỡi liềm là cao 0,2m và rộng 4, và với keo lá tràm cao 0,2m và rộng 1,5m. Việc để lại cành, nhánh sau khai thác làm tăng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỰC BÌ, LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN TỚI SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI KEO TRỒNG TẠI VIỆT NAM "Tạp chí NN&PTNT số 18 năm 2007ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỰC BÌ, LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN TỚI SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI KEO TRỒNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Quang Dương , Đặng Thịnh TriềuTÓM TẮT Bài báo này tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về xử lý thực bì, làm đất và bón phân trong trồng rừng keotại Việt Nam trong những năm gần đây. Sinh trưởng của keo lưỡi liềm (Acacia srassicarpa) và keo lá tràm (A.auriculiformis) tốt hơn khi đất được xử lý bằng cách lên líp nơi đất bị ngập lụt vào mùa mưa. Kích thước líp cho keolưỡi liềm là cao 0,2m và rộng 4, và với keo lá tràm cao 0,2m và rộng 1,5m. Việc để lại cành, nhánh sau khai thác làmtăng 10% sản lượng rừng so với dọn sạch thực bì đối với keo lá tràm (A. auriculiformis). Tuy nhiên chiều cao cây vàtỷ lệ sống khác nhau không có ý nghĩa giữa các công thức. Chất diệt cỏ Ridweed (paraquat chloride) có thể dùng đểdiệt cỏ cho rừng trồng keo lai (Acacia hybrid), tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng đường kính vàchiều cao giữa các công thức diệt cỏ bằng thuốc và làm cỏ bằng phương pháp thủ công khác nhau không rõ rệt. Bónlót và bón thúc làm tăng sinh trưởng của keo. Cho tới nay, lượng phân bón lót lớn nhất được thí nghiệm là hỗn hợp25g N, 50g P, 25 K và 100g phân vi sinh cho keo lai (Acaica hybid).I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo dự báo, nhu cầu gỗ của Việt Nam tới năm 2010 khoảng 9,35 triệu m3. Tuy nhiên, gỗkhai thác từ rừng tự nhiên chỉ đạt 300.000m3/năm (Bộ NN và PTNT, 1999). Lượng thiếu hụt sẽđược cung cấp từ rừng trồng hoặc nhập khẩu. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của chínhphủ đang được thực hiện nhằm góp phần đáp ứng một phần nhu cầu gỗ trên và nâng độ che phủtoàn quốc lên tới 43%. Trong thời gian qua công tác giống đã đạt được nhiều thành tựu (Harwoodvà cộng tác viên, 2006), bên cạnh đó việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong trồngrừng cũng được chú trọng, cả năng suất và chất lượng rừng đã được cải thiện một cách rõ rệt(Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Các loài mọc nhanh như bạch đàn và keo đãđược du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XX (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1989;Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992), tới nay bạch đàn và keo được coi như là những loài cây có triểnvọng trong các chương trình trồng rừng. Hiện tại diện tích rừng trồng keo và bạch đàn đạt khoảng576.000ha (Tổng cục thống kê, 2005) và chiếm khoảng 46% tổng diện tích rừng trồng tại ViệtNam (Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Sản lượng rừng đã được nâng cao nhờ ápdụng các biện pháp lâm sinh tiến bộ trong thời gian qua. Bài báo này tập hợp, phân tích kết quảmột số nghiên cứu về ảnh hưởng của một các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tới sản lượng keo trongthời gian qua nhằm cung cấp cho người đọc một cách tổng quát về việc các biện pháp lâm sinhhiện đang áp dụng trong trồng rừng keo tại Việt Nam.II. KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì tới sinh trưởng của các loài keo Để giảm sự canh tranh dinh dưỡng của cỏ dại đối với cây trồng, thực bì được xử lý trướckhi trồng. Trước đây, thực bì được phát, sau đó đốt, ngay cả cành lá sau khi khai thác cũng đượcđốt trước khi trồng rừng. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho rằng nếu để thực bì sau khiphát, hoặc cành nhánh sau khi khai thác để tự phân hủy thì sẽ tốt hơn cho cây trồng và đất rừng.Vũ Đình Hưởng và các cộng tác viên (2006) cho rằng sinh trưởng của keo lá tràm (A.auriculiformis) bị ảnh hưởng bởi biện pháp xử lý thực bì. Sau khi khai thác, cành nhánh được để 1lại cho tự phân huỷ thì sinh trưởng đường kính tốt hơn và trữ lượng lâm phần cao hơn 7% so vớiviệc phát và lấy đi thực bì, mặc dù sau 4 năm thí nghiệm, chiều cao cây và tỷ lệ sống giữa cáccông thức thí nghiệm xử lý thực bì khác nhau không có ý nghĩa (Bảng 1). Bảng 1: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý thực bì đến sinh trưởng keo lá tràm (A. auriculiformis) sau 4 năm thí nghiệm (Vũ Đình Hưởng, 2006) Trữ lượng (m3/ ha) D1.3 Tỷ lệ Công thức thí nghiệm H (m) (cm) sống (%) Cả vỏ Không vỏCành, lá lấy đi sau khi khai thác 11,1 13,9 116,0 92,8 95,4Cành, lá để lại sau khi khai thác 11,4 14,2 124,1 99,4 94,2Gom thêm cành lá gấp đôi 11,6 14,3 127,3 102,1 96,0Mức độ sai khác (P) 0,01 0,45 0,02 0,03 0,63LSD 0.05 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: