Danh mục

Nghiên cứu khoa học Bệnh đốm tím lá Bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng do nấm Phaeophleospora epicocoides (Cooke & Massee) Crous, F.A. Ferreira & B. Sutton

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.67 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khác với loài nấm Cylindrocladium quinqueseptatum gây bệnh cháy lá, khô cành và nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh đốm lá, khô cành, ngọn cây Bạch đàn đã giới thiệu trong các bài báo trước. Các loài Bạch đàn khi ở giai đoạn cây con ở vườn ươm và gây trồng ở nước ta còn bị bệnh đốm tím lá. Với cách gọi tên bệnh như thế xuất phát từ màu sắc của đốm bệnh. Xung quanh các tổ chức bị bệnh phần tiếp giáp với các mô lá chưa bị bệnh có các viền màu tím đỏ. Bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Bệnh đốm tím lá Bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng do nấm Phaeophleospora epicocoides (Cooke & Massee) Crous, F.A. Ferreira & B. Sutton "Bệnh đốm tím lá Bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng do nấm Phaeophleosporaepicocoides (Cooke & Massee) Crous, F.A. Ferreira & B. Sutton Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Mở đầu: Khác với loài nấm Cylindrocladium quinqueseptatum gây bệnh cháy lá,khô cành và nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh đốm lá, khô cành, ngọn câyBạch đàn đã giới thiệu trong các bài báo trước. Các loài Bạch đàn khi ở giai đoạncây con ở vườn ươm và gây trồng ở nước ta còn bị bệnh đốm tím lá. Với cách gọitên bệnh như thế xuất phát từ màu sắc của đốm bệnh. Xung quanh các tổ chức bịbệnh phần tiếp giáp với các mô lá chưa bị bệnh có các viền màu tím đỏ. Bệnh nàyxuất hiện và gây hại cho cả cây con ở vườn ươm và cả rừng trồng. Để giúp nhậnbiết và hiểu biết rõ về bệnh và sinh vật gây bệnh bài viết này tập trung trình bày vàmô tả triệu chứng, đặc điểm của vật gây bệnh, đánh giá ảnh hưởng của bệnh vàđưa ra biện pháp phòng trừ nhằm quản lý có hiệu quả bệnh để giúp cho cây trồngsinh trưởng và phát triển tốt, góp phần quản lý và phát triển bền vững rừng trồngBạch đàn.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Điều tra, thu thập mẫu bệnh được tiến hành ở các khu rừng trồng Bạch đàntrên phạm vi toàn quốc. Thời gian điều tra bắt đầu vào cuối mùa mưa, tập trungvào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 trong các năm t ừ năm 1999 đến năm 2004. Thumẫu, mô tả, xử lý mẫu được tiến hành theo hướng dẫn của Ken Old và P.Q. Thu,1999. Phân lập nấm từ các tổ chức bị bệnh hoặc áp dụng phương pháp nuôi cấyđơn bào tử của Ken Old, 1999; nuôi cây nấm bệnh bằng môi trường dinh dưỡngPDA. Giám định nấm bệnh dựa trên khoá định loại và mô tả của Crous, P.W.,Ferreira, F.A. và Sutton B. 1997.3. Kết quả nghiên cứuTriệu chứ ng của bệnh: Những lá nhiễm bệnh thường có các đốm bệnh màu vàngnhạt; xung quanh đốm bệnh nơi tiếp giáp với phần mô của lá chưa bị nhiễm bệnhcó hơi vàng rồi chuyển dần sang màu tím đỏ. Trong một số trường hợp, phiến lá bịbiến dạng, trở nên cong queo và nhỏ lại (xem ảnh 1). Bào tử nấm được hình thànhtrên thể quả nhỏ màu đen ở giữa đốm bệnh. Nấm chỉ hình thành bào tử ở mặt dướicủa lá có dạng giống như sợi tóc. Khi trời ẩm, bào tử vô tính của nấm được phunra từ thể quả, hình thành nên các đám bột ướt màu đen. Nấm bệnh thường xâmnhiễm vào các lá già ở tầng dưới của tán lá, làm các lá già bị rụng sớm trong mùasinh trưởng.Đặc điểm của nấm bệ nh: Thể quả của nấm bệnh nằm trong mô của lá, có một phần nhô lên trên bềmặt lá. Bào tử vô tính có 2 — 3 vách ngăn ngang (xem ảnh 2); kích thước của bàotử: chiều rộng trung bình: 4.0 àm, chiều dài: 53.3 àm. Sau trời mưa hoặc trongđiều kiện thời tiết ẩm kéo dài mặt sau của lá hình thành khối bào tử vô tính màuđen. Quan sát bào tử vô tính này trên kính hiển vi quang học bào tử có màu nâunhạt. Bào tử dài, thẳng hoặc hơi cong ở phía gốc, thon gần nhọn ở một đầu. Đây làđặc điểm quan trọng để phân biệt giữa các loài trong chi nấm Phaeophleospora.Trong chi nấm này còn có một loài nữa mới được phát hiện ở Việt Nam, gây bệnhđốm đen và rụng lá cây bạch đàn. Bào tử của loài nấm gây bệnh đốm đen dài vàcong hình chữ C; trong khi đó bào tử vô tính của nấm gây bệnh đốm tím lại thẳnghoặc hơi cong ở phía gốc. Hệ sợi nấm nuôi cấy trên môi trường PDA sinh trưởng rất chậm, khuẩn lạcgồ ghề, sau 20 ngày nuôi cấy, đường kính của khuẩn lạc mới đạt được 2,0 cm. Sau20-25 ngày, khối bào tử vô tính màu đen cũng hình thành trên bề mặt khuẩn lạc.Sinh vật gây bệnh: Nấm gây bệnh được xác định là Phaeophleosporaepicoccoides J. Walker, B. Sutton. Loài nấm này là giai đoạn vô tính của một loàithuộc chi Mycosphaerella.Tên trước đây: Kirramyces epicocoides J. Walker, B. Sutton, năm 1997, Ferreira,F.A. và Sutton B. đã đổi thành tên Phaeophleospora epicoccoides J. Walker, B.Sutton.Cây chủ và phân bố: Loài nấm này rất phổ biến trên những khu vực trồng bạchđàn trên toàn thế giới.Bệnh dịch học: Bệnh xuất hiện vào đầu mùa mưa, nấm xâm nhiễm vào các lá ởtầng dưới của tán cây. Bào tử nấm qua đông trên xác thực vật bị bệnh, mùa mưanăm sau nhiễm vào cây trồng qua nước mưa.ảnh hưởng c ủa bệnh: Chúng xâm nhiễm vào phần dưới của tán lá nơi bị chebóng, nhìn chung ảnh hưởng không lớn tới sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, khiđiều kiện thời tiết thuận lợi, mưa nhiều và nhiệt độ cao bệnh cũng phát triển nhanhvà xâm nhiễm gần như toàn bộ lá của tầng dưới và gây nên hiện tượng rụng lá sớm.Trong những trường hợp này bệnh cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.Bệnh xuất hiện ở vườn ươm các loài bạch đàn, bệnh xâm nhiễm cả lá bánh tẻ và lágià, ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng của cây con.Biện pháp quản lý dịch bệnh: Đối với cây ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: