Danh mục

Nghiên cứu khoa học Bệnh khô lá thông và một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của bệnh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.92 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo số liệu kiểm kê rừng Việt Nam năm 2001 tính đến hết tháng 12 năm 1999 thì cả nước ta có 1.471.394 ha rừng trồng, trong đó diện tích rừng trồng các loài thông chiếm 218.056 ha (chủ yếu là thông nhựa, thông mã vĩ, thông ba lá và thông caribê), đứng thứ 3 sau bạch đàn và keo. Cây thông là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao, gỗ cho xây dựng, làm giấy, nhựa thông còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp để sản xuất sơn, vecni, vật liệu cách điện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Bệnh khô lá thông và một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của bệnh " Bệnh khô lá thông và một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của bệnh TS. Phạm Quang Thu Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam1. Mở đầu Theo số liệu kiểm kê rừng Việt Nam năm 2001 tính đến hết tháng 12 năm 1999thì cả nước ta có 1.471.394 ha rừng trồng, trong đó diện tích rừng trồng các loàithông chiếm 218.056 ha (chủ yếu là thông nhựa, thông mã vĩ, thông ba lá và thôngcaribê), đứng thứ 3 sau bạch đàn và keo. Cây thông là một trong những loài cây cógiá trị kinh tế cao, gỗ cho xây dựng, làm giấy, nhựa thông còn được dùng trongnhiều ngành công nghiệp để sản xuất sơn, vecni, vật liệu cách điện và các mặthàng tiêu dùng khác. Cây thông có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đấttrống đồi núi trọc, đất thoái hoá cằn cỗi mà ngoài cây thông không thể trồng loàicây nào khác được. Chính vì vậy cây thông là một trong những loài cây trồng rừngchính trong chương trình 5 triệu ha rừng của nước ta. Tuy nhiên việc gây trồng vàphát triển cây thông cũng gặp nhiều trở ngại, một trong số đó là vấn đề nguy cơ vềsâu và bệnh hại thông. Sâu, bệnh hại thông không chỉ xảy ra ở rừng trồng mà cònxuất hiện tại cả vườn ươm. Riêng về sâu hại, qua điều tra đã ghi nhận được 45 loàibao gồm các loài sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu đục nõn… một số loài đã gây thànhdịch ở một số địa phương như ong ăn lá thông, sâu đục nõn thông, nhưng đáng chúý nhất là sâu róm thông Dendrolimus punctatus Walker vì mức độ và quy mô pháhại của chúng. Về bệnh hại các loài thông trong thời gian qua cũng đã được quantâm và chú ý của các nhà quản lý, sản xuất và được các nhà khoa học nghiên cứutìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra các giải pháp nhằm quản lý dịch bệnh cóhiệu quả. Một số bệnh điển hình ảnh hưởng đến việc sản xuất cây con ở vườn ươmvà sinh trưởng của rừng trồng đã được điều tra và nghiên cứu là: bệnh thối cổ rễcây con ở vườn ươm, bệnh rơm lá thông, bệnh vàng còi, bệnh tuyến trùng hạithông ba lá và bệnh khô xám lá thông. Trong thời gian gần đây một số rừng trồngthông của nước ta, đặc biệt là thông nhựa và thông mã vĩ ở một số vùng nhưChương Mỹ - Hà Tây, Lương Sơn — Hoà Bình, Hà Trung - Thanh Hoá và ĐôLương — Nghệ An đã xuất hiện triệu chứng lá thông bị khô có mầu nâu hơi đỏ.Vào đầu mùa mưa, bệnh xuất hiện ở tầng dưới của tán lá, lá bị nhiễm bệnh bị khôdần từ đầu lá vào đến giữa lá sau đó toàn bộ lá bị khô. Đến cuối mùa mưa bệnh landần lên phía trên của tán lá và trường hợp bệnh nặng toàn bộ lá bị khô. Để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và tìm các giải pháp hạn chế ảnh hưởng củabệnh, phòng Nghiên cứu bảo vệ thực vật rừng thuộc Viện Khoa học lâm nghiệpViệt Nam đã tiến hành thu mẫu bệnh tại Chương Mỹ, Hà Tây để nghiên cứu xácđịnh nguyên nhân gây bệnh và bước đầu tìm hiểu quá trình phát sinh phát triển củabệnh nhằm tìm kiếm giải pháp quản lý bệnh có hiệu quả.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu- Vật liệu nghiên cứu: Mẫu bệnh là các lá thông bị bệnh có màu nâu hơi đỏ đượcthu từ các rừng thông bị bệnh tại Chương Mỹ, Hà Tây.- Phương pháp nghiên cứu: Quan sát trực tiếp mẫu bệnh trên kính hiển vi soi nổiđã phát hiện được tổ chức chứa bào tử vô tính của nấm bệnh trên các lá bị bệnh.Giải phẫu thể quả nấm bằng việc dùng kim nhỏ tách toàn bộ thể quả nấm đưa lênlam kính, dằm nhẹ và quan sát, chụp ảnh bào tử nấm trên kính hiển vi quang họcBX 50 với vật kính phản pha.3. Xác định sinh vật gây bệnh Loài nấm này có đặc điểm như sau: Tổ chức chứa bào tử vô tính của nấmbệnh được gọi là thể quả nằm dưới lớp biểu bì của các lá bị bệnh, một phần lộ rangoài và một phần nằm sâu trong mô của lá. Đường kính của thể quả có thể đạt tớikích thước 250 m. Tế bào sinh bào tử có chiều dài từ 15 đến 20 m, bào tử vôtính khi thành thục có màu nâu đen, hình trứng dài, chiều dài của bào tử từ 35 đến40 m, chiều rộng từ 10 đến 16 m, không có vách ngăn ngang nhưng trước khibào tử nảy mầm thường hình thành một vách ngăn ngang giả. Bào tử vô tính mộtđầu có hình nón cụt. Đây là một đặc điểm đặc trưng của chi Sphaeropsis (mũi tênchỉ ở ảnh 1). Đối chiếu với mô tả của Brian C. Sutton năm 1980 trong cuốn sách:Lớp nấm xoang (The Coelomycetes), theo phân loại của Ainsworth và cộng sựnăm 1973, loài nấm gây bệnh khô lá thông được phát hiện ở Chương Mỹ, Hà Tâycó tên như sau: - Tên loài: Sphaeropsis sapinea (Fr.) Dyko & Sutton - Tên chi: Sphaeropsis Saccardo - Họ nấm vỏ bào tử Sphaerioidaceae - Bộ nấm vỏ bào tử Sphaeropsidaceae - Lớp nấm xoang: Coelomycetes - Ngành phụ nấm bất toàn: DeuteromycotinaLoài nấm Sphaeropsis sapinea (Fr.) Dyko & Sutton có một số tên đồng nghĩa sau: - Diplodia pinea (Desm) Kickx, Petrak & Sydow, - Macrophoma pinea (Desm) Petrak & Sydow và - Macrophoma sapinea (Fr.) Petrak.4. Đặc điểm của nấm bệnh Nấm Sphaeropsis sapinea là loài nấm ký sinh kiêm hoại sinh có nghĩa rằngch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: