Danh mục

Nghiên cứu khoa học Cây Luồng Nguyễn Tử Ưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.54 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên Việt nam: Luồng Tên địa phương: Luồng Thanh Hoá, Mạy sang, Mạy sang núi, Mạy sang num, Mạy mèn Tên khoa học: Dendrocalamus membranaceus Munro 1. Đặc điểm nhận biết Luồng là loại tre to, không gai, lá nhỏ, mọc cụm - thân ngầm dạng củ, thưa cây, thân khí sinh có ngọn cong ngắn. Kích thước cây trung bình: Thân tre cao 14m, ngọn cong 1m, đường kính 10cm, lóng dài 30cm, vách thân dầy 1cm, thân tre tươi nặng 37kg. Thân cây nây - độ thon ít, thẳng, tròn đều. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Cây Luồng Nguyễn Tử Ưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam "Cây LuồngNguyễn Tử ƯởngViện Khoa học Lâm nghiệp Việt namTên Việt nam: LuồngTên địa phương: Luồng Thanh Hoá, Mạy sang, Mạy sang núi, Mạy sang num,Mạy mènTên khoa học: Dendrocalamus membranaceus Munro1. Đặc điểm nhận biếtLuồng là loại tre to, không gai, lá nhỏ, mọc cụm - thân ngầm dạng củ, thưa cây,thân khí sinh có ngọn cong ngắn.Kích thước cây trung bình: Thân tre cao 14m, ngọn cong 1m, đường kính 10cm,lóng dài 30cm, vách thân dầy 1cm, thân tre tươi nặng 37kg.Thân cây nây - độ thon ít, thẳng, tròn đều. Hai phần ba thân tre về phía gốc trònđều, vòng đốt không nổi rõ, 2-3 đốt cuối cùng có ít rễ. Một phần ba thân tre vềphía ngọn mang cành lá, thân có vết lõm nông, nơi quang trống thì cành có thểxuống gần gốc. Mỗi đốt có một cành chính to, dài và 2-5 cành nhỏ hơn, gốc cànhchính phình to (gọi là đùi gà) có khả năng phát sinh mầm và rễ. Chét là nhữngcành ở sát mặt đất gữa phần gốc thân khí sinh và phần củ thân ngầm. Phiến láthuôn hình ngọn giáo, dài 18cm rộng 1,5cm hai mép có răng sắc rất nhỏ, đầu nhọnđuôi hình nêm hay gần tù. Lá khi non mầu xanh thẫm, mềm mại; khi gi à mầu xanhnhạt có những chấm nhỏ mầu gỉ sắt. Bẹ mo hình chuông, đáy trên 10cm đáy dưới30cm, cao 37cm; lúc non 1/2 phía trên mầu vàng đỏ, 1/2 phía dưới mầu vàngxanh; mặt ngoài có nhiều lông mầu tím nâu- hung đen. Tai mo phát triển và cónhiều lông mầu nâu. Thìa lìa xẻ răng sâu thành dạng lông. Lá mo hình mũi giáo,có lông cả 2 mặt, hơi lật ngửa - cụp về phía ngoài. Mo sớm rụng, khi cây măng toảđuôi én thì mo trên thân cũng rụng gần hết. Măng ở giai đoạn thấp có mầu tímnâu, lên cao có mầu tím hồng hay tím đỏ; lên cao hơn nữa có mầu tím da cam hayđỏ hồng; khi cây măng vượt ra ánh sáng măng có mầu xanh vàng hay xanh xámnhạt.Hoa tự cành nhiều chuỳ, các bông chét tập hợp thành cụm thành hình cầu ở cácđốt của trục hoa tự. Bông chét hình trái xoan nhọn, trung bình dài 10mm, rộng4mm2. Đặc tính sinh học, sinh thái học2.1. Điều kiện tự nhiên:Vùng phân bố chính của Luồng có khí hậu nóng, ẩm, một năm có hai m ùa: mùanắng nóng, mưa nhiều, thường từ tháng 4-5 đến tháng 10-11 lượng mưa chiếm tới70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa lạnh, mưa ít, thường từ tháng 11-12 đến tháng3-4 năm sau lượng mưa chỉ có khoảng 20-30% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ bìnhquân năm khoảng 23-24 0C, nhiệt độ tối đa có khi lên đến 420C. Độ ẩm không khí87%. Lượng mưa 1600-2000mm/năm. Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 677mm.Địa hình là đồi, có độ dốc vừa phải (dưới 300) cao dưới 800m so với mặt biển; nơiđất bằng, chân đồi hoặc sườn thoải thì Luồng sinh trưởng tốt hơn.Đất feralit phát triển trên đá Poocphia, đá vôi, phiến thạch, phyllit hoặc phù sa cổ,có độ sâu 50 - 150 cm hoặc hơn; thành phần cơ giới thường là sét pha nặng đến sétpha trung bình; độ ẩm 80-90% độ ẩm lớn nhất ngoài đồng; mầu đất thường là vànghoặc vàng đỏ; pH (H2O) = 4,6-7; hàm lượng P2O5 và K2O dễ tiêu thường nghèo;hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.2.2. Đặc điểm quần thể, sinh sản, sinh trưởng và phát triển.Chưa gặp rừng Luồng tự nhiên,. Trong thực tế có thể gặp Luồng trồng sen từngđám trong rừng thứ sinh, rừng Luồng thuần loại hoặc có xen cây gỗ tập trungthành rừng trên diện tích lớn và cũng được trồng phân tán một số khóm xungquanh nhà.Những năm mới trồng, khi rừng chưa khép tán có thể trồng xen cây nông nghiệpnhư lạc, đỗ, ngô, sắn. . . Cây gỗ tái sinh tự nhiên tương đối nhiều như: Lim xanh(Erythropholeum fordii), Sòi tía (Sapium discolor), Mán đỉa (Archidendronclypearia), Hu đay lá hẹp (Trema angustifolia), nhưng tồn tại lâu dài với Luồngchỉ có Lim xanh.Mới gặp Luồng ra hoa từng khóm rồi chết và cũng chưa tìm được hạt Luồng; vìvậy khả năng phát triển rừng Luồng từ hạt là chưa có.Thân ngầm, thân khí sinh, chét và cành là phương thức sinh sản vô tính củaLuồng. Cây măng sau khi đã định hình, ra cành lá đầy đủ thì những mầm ở gốc bắtđầu phát triển để cho thế hệ măng tiếp theo. Sinh trưởng của măng có thể chiathành 3 thời kỳ chính:- Thời kỳ 1: Măng phát triển ngầm trong đất, khoảng từ tháng 9-10 năm trước đếnkhoảng tháng 4-5 năm sau.- Thời kỳ 2: Măng lên khỏi mặt đất và phát triển nhanh về chiều cao, khoảng từtháng 4-5 đến tháng 7-8 gọi là mùa ra măng.- Thời kỳ 3: Cây măng phát triển hoàn chỉnh cành lá và rễ, khoảng từ tháng 7-8đến tháng 10-11; Sau giai đoạn này là cây măng có thể sống độc lập. Vì vậy giốngtrồng lấy từ cây tuổi 1 là tốt nhất.Cây Luồng 1-2 năm tuổi - thân non mầu xanh nhạt, bóng, có ít phấn trắng, các đốtcó vòng lông trắng mịn, thịt trắng. Cây Luồng 3-4 năm tuổi là cây vừa, mầu xanhsẫm; cây Luồng 5 tuổi trở lên là cây già, là đối tượng để khai thác càng già mầu dacàng xám lại và xuất hiện nhiều rêu mốc, thịt hồng đỏ, rõ bó mạch. Tuổi thọ củacây Luồng khoảng 8-10 năm.Quan hệ giữa cây trong khóm vừa là cung cấp chất dinh dưỡng vừa làm chỗ dựacho nhau. Sau khi trồng 5-6 năm rừng Luồng đã có thể đưa vào khai thác. Mộtkhóm Luồng chuẩn có khoảng 20-40 cây (15-20 cây trong một khóm sau khaithác, 30-40 cây trong một khóm khi đến chu kỳ khai thác), tỷ lệ các cấp tuổi gầnbằng 1, có 5-8 măng được sinh ra hàng năm.3. Vùng phân bố.Luồng có thể mọc tự nhiên từng cụm phân tán ven sông Mã tỉnh Sơn La. ThanhHoá là cái nôi Luồng (vì thế quen gọi là Luồng Thanh Hoá) nhưng đều là rừngtrồng.Hiện nay Luồng được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ, đã dẫn giống trồng ở nhiềutỉnh phía Bắc và phía Nam. Phong trào trồng Luồng ở vùng Trung tâm Bắc Bộphát triển rộng khắp, một số loài tre trước đây thường trồng (Diễn trứng...) phảinhường ngôi!. Giống Luồng đưa vào trồng ở các tỉnh miền Namchưa được kiểmkê tổng kết; một số khóm đã trồng ở Đông Nam Bộ, ở Quảng Trị có nhận xét làsinh trưởng bình thường.4. Giá trị sử dụngLuồng có tỷ lệ Xenlulo là 54% (cao nhất trong các loài tre đã được phân tích),Lignin 22,4%, Pentozan 18,8%. Sợi Luồng thường có chiều dài 2,944mm, chiềurộng 17,84m, vách tế bào dầy 8,5m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: