Danh mục

Nghiên cứu khoa học CHỌN GIỐNG KHÁNG BỆNH CÓ NĂNG SUẤT CAO CHO BẠCH ĐÀN VÀ KEO

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.30 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giống là khâu cực kỳ quan trọng và là bước đột phá lớn nhất trong việc tăng năng suất cây trồng, cho dù đó là cây nông nghiệp hay cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp là cây dài ngày nên công tác chọn giống cây rừng đòi hỏi nghiên cứu triển khai trong nhiều năm và một đội ngũ cộng tác viên đông đảo tại các cơ sở. Trong giai đoạn 1980-2000, đã có tới 150 xuất xứ của 15 loài Bạch đàn được thử nghiệm gây trồng ở nước ta. Trong vòng 20 năm (1980- 2000) đã có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " CHỌN GIỐNG KHÁNG BỆNH CÓ NĂNG SUẤT CAO CHO BẠCH ĐÀN VÀ KEO " CHỌN GIỐNG KHÁNG BỆNH CÓ NĂNG SUẤT CAO CHO BẠCH ĐÀN VÀ KEO Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU Giống là khâu cực kỳ quan trọng v à là bước đột phá lớn nhất trong việc tăng năng suất cây trồng, cho dùđó là cây nông nghiệp hay cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp là cây dài ngày nên công tác chọn giống câyrừng đòi hỏi nghiên cứu triển khai trong nhiều năm và một đội ngũ cộng tác viên đông đảo tại các cơ sở. Trong giai đoạn 1980-2000, đã có tới 150 xuất xứ của 15 loài Bạch đàn được thử nghiệm gây trồng ởnước ta. Trong vòng 20 năm (1980- 2000) đã có trên 20 khảo nghiệm được triển khai, trải dài suốt từ Bắctới Nam, tại nhiều vùng sinh thái và trên nhiều dạng lập địa khác nhau đã là cơ sở tốt để chọn được các loàivà xuất xứ có triển vọng trong toàn quốc và cho từng vùng. Hàng chục loài và gần 100 xuất xứ keo Acaciavùng thấp đã được quan tâm khảo nghiệm từ những năm 1980. Trong số nhiều loài keo được đưa vào khảonghiệm thì 3 loài là Keo lá liềm, Keo lá tràm và Keo tai tượng đã chứng tỏ có nhiều xuất xứ đáp ứng đượcyêu cầu trồng rừng trên diện rộng do có sinh trưởng nhanh v à khả năng thích nghi cao. Gần đây Keo lai tựnhiên và nhân tạo cũng đã trở thành cây trồng rừng chủ lực ở nhiều vùng. Từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, dịch bệnh cháy lá, chết ngọn đã xuất hiện trên diệnrộng đối với một số loài bạch đàn và một số loài keo đã là mối đe dọa lớn cho các nhà trồng rừng trên cảnước, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ v à miền Trung (gồm các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng v à Thừa ThiênHuế). Kết quả điều tra, đánh giá của các tác giả như Nguyễn Hoàng Nghĩa (1992), Sharma (1994) v à Old vàYuan (1995) cho thấy diện tích rừng Bạch đàn bị bệnh lên tới 50% tổng diện tích (khoảng 174.000ha) vớicác mức độ hại khác nhau và đều cảnh báo nguy cơ gây hại lớn đối với rừng trồng tập trung. Một vài nămgần đây khi diện tích gây trồng keo đã tăng lên đáng kể (gần 230.000ha v ào cuối năm 1999) thì cũng đãxuất hiện bệnh ở rừng trồng. Do vậy, đề tài Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keođã được Bộ Nông nghiệp &PTNT cho phép triển khai thực hiện trong Chương trình nghiên cứu giống câytrồng v à vật nuôi, 2001-2005. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá và phân cấp bệnh hại Để xác định các dòng/xuất xứ chống chịu bệnh, tiến hành phân cấp bệnh hại cho tất cả các cây của từngdòng/gia đình trên các khu khảo nghiệm. Việc phân cấp bệnh hại được thực hiện theo phương pháp củaNguyễn Hoàng Nghĩa và Ken Old, 1997. Phân cấp chỉ số bệnh cho từng cây bạch đàn với các tiêu chí như sau: Chỉ số bệnh Biểu hiện bên ngoài Lá không bị nhiễm bệnh và cành không bị chết do bệnh. 0 Tới 25% hệ lá bị bệnh v à tới 25% số cành bị chết do bệnh. 1 25-50% hệ lá bị bệnh và tới 50% số cành bị chết do bệnh. 2 50-75% hệ lá bị bệnh và tới 75% số cành bị chết do bệnh. 3 >75% hệ lá bị bệnh và >75% số cành bị chết do bệnh. 4 Từ kết quả phân cấp chỉ số bệnh, tính toán các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ bị bệnh: tỷ lệ bị bệnh là tỷ lệ % số cây bị bệnh trên tổng số cây điều tra. Tỷ lệ bị bệnh được tínhtrung bình cho từng dòng/xuất xứ của các lần lặp trong khu khảo nghiệm. Chỉ số bệnh: chỉ số bệnh được phân cấp cho từng cây của mỗi dòng/xuất xứ trong khu khảo nghiệm.Chỉ số bệnh trung bình là tổng trị số chỉ số bệnh của từng cây của mỗi dòng/xuất xứ trên tổng số cây điềutra. Chỉ số bệnh trung bình của từng dòng/xuất xứ được tính bình quân của các lần lặp trong mỗi khu khảonghiệm. Mức độ bị bệnh: mức độ bị bệnh dựa trên chỉ số bệnh bình quân Chỉ số bệnh: 0 cây không bị bệnh Chỉ số bệnh: U6. Xoăn mép lá Rừng trồng 5 Mycosphaerella marksii E. camaldulensis + Carnegie & Keane Đốm lá Vườn ươm 6 Pestalotiopsis sp E. camaldulensis và + Bạch đàn lai Đốm lá Rừng trồng 7 Coniella australiensis Petr. E. camaldulensis + Đốm lá Rừng trồng 8 Coniella fragariae (Oudemans) E. c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: