Nghiên cứu khoa học Đánh giá khả năng phát triển các loài cây thuốc tại Huyện Sa Pa –Tỉnh Lào Cai
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.27 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các loài cây dược liệu nói chung là một một trong những thành phần quan trọng trong cơ cấu các loài cây trồng của nước ta. Do điều kiện khí hậu thuận lợi, rừng nước ta đã tạo ra rất nhiều loài cây thuốc có giá trị cao, cung cấp nguồn dược liệu trong nước và xuất khẩu. SaPalà vùng có khí hậu rất phù hợp cho việc phát triển các loài cây dược liệu, nơi có nhiều người dân thuộc các dân tộc thiểu số, những người mà cuộc sống của họ chủ yếu gắn bó vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Đánh giá khả năng phát triển các loài cây thuốc tại Huyện Sa Pa –Tỉnh Lào Cai " Đánh giá khả năng phát triển các loài cây thuốc tại Huyện Sa Pa –Tỉnh Lào Cai Hoàng Văn Thắng, Phạm Văn Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Đặng Ngọc Quang TT Dịch vụ và Phát triển Nông thôn Các loài cây dược liệu nói chung là một một trong những thành phần quan trọng trong cơ cấu các loài cây trồng của nước ta. Do điều kiện khí hậu thuận lợi, rừng nước ta đã tạo ra rất nhiều loài cây thuốc có giá trị cao, cung cấp nguồn dược liệu trong nước và xuất khẩu. SaPalà vùng có khí hậu rất phù hợp cho việc phát triển các loài cây dược liệu, nơi có nhiều người dân thuộc các dân tộc thiểu số, những người mà cuộc sống của họ chủ yếu gắn bó vào nguồn tài nguyên rừng. Vì thế, việc phát triển các loài cây ngắn ngày nói chung và cây dược liệu nói riêng nhanh cho sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân tộc thiểu số và người nông dân nói chung là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để có cơ sở cho việc quy hoạch phát triển các loài cây thuốc tại Sa Pa tháng 9 năm 2004 dự án phát triển các loài cây thuốc đã thực hiện chuyên đề điều tra khả năng phát triển các loài cây thuốc tại Sa Pa – Lào Cai. 1. Mục tiêu: · Đánh giá được khả năng trồng và phát triển các loài cây thuốc ở SaPa– Lào Cai. · Đánh giá khả năng khai thác, chế biến các loài cây dược liệu và mối quan hệ giữa các hộ trồng cây dược liệu với các đối tác nhằm phát triển các loài cây thuốc ở SaPa– Lào Cai. 2. Địa điểm: Tại 4 xã : Lao Chải, Tả Van, Sa Pả, Tả Phìn và thị Trấn Sa Pa của huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai. 3. Nội dung: · Đánh giá thực trạng trồng và phát triển các loài cây thuốc trong khu vực. · Đánh giá khả năng thu hái, chế biến các loài cây thuốc của các hộ dân trong vùng. · Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hộ trồng cây thuốc với các tổ chức liên quan. 4. Phương pháp: Ø Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình: Chọn các xã và thôn điển hình về gây trồng, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm các loài cây thuốc ở SaPa. Ø Sử dụng phương pháp rút mẫu thứ cấp: Sau khi chọn được mẫu so cấp (các xã) lại tiếp tục chọn mẫu thứ cấp (các thôn và hộ điển hình) để nghiên cứu. Trong mỗi xã chọn ra 2 thôn để điều tra. Ø Sử dụng phương pháp phỏng vấn: Trong mỗi xã/thôn phỏng vấn đại diện chính quyền bằng phiếu phỏng vấn linh hoạt. Các hộ dân đại diện trong thôn/xã được phỏng vấn bằng mẫu phiếu được thiết kế sẵn (từ 8-12 hộ gia đình đại diện/1 thôn). Kết hợp với phương pháp quan sát thực tế các vườn thuốc và nơi sơ chế các sản phẩm cây dược liệu. 5. Kết quả: 5.1 Khả năng trồng và phát triển các loài cây thuốc trong vùng nghiên cứu. Những năm trước đây, hầu hết các hộ trong các xã đều tham gia trồng các loài cây thuốc (tỷ lệ số hộ trồng cây thuốc chiếm 90.4%), các lo ài cây được trồng cũng tương đối phong phú, gồm các loài như xuyên khung (Ligusticum wallichii), huyền sâm (Scophularia ningpoensis), bạch chuột (Atractylodes macrocephala), thảo quả (Amomum aromaticum), đỗ trọng (Eucommia ulmoides), lão quan thảo (Geranium nepalense) ... Song do giá cả thị trường không ổn định, các sản phẩm ngày càng bị mất giá, thị trường đầu ra khó tiêu thụ và dần dần giống các loài này bị thoái hoá nên tỷ lệ số hộ trồng các loài cây thuốc này ngày càng giảm, hiện tại chỉ còn khoảng 71% số hộ trồng cây thuốc. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây có một số dự án về trồng cây dược liệu đã và đang được triển khai trong khu vực. Đó là dự án phát triển cây chè actiso được công ty Traphaco Lào Cai hỗ trợ một phần thông qua số tiền tạm ứng trước vụ thu hoạch và công ty có trách nhiệm thu mua sản phẩm cho các hộ dân. Ngoài ra còn có dự án phát triển 5 loài cây thuốc tại Sa Pa. Dự án này hỗ trợ giống, phân bón cho các hộ tham gia trồng. Tuy nhiên dự án về các loài cây thuốc này chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm, chỉ có vài hộ được tham gia (khoảng 2-3 hộ/thôn). Các hộ dân được hỗ trợ để trồng cây thuốc cũng rất thấp chiếm 10.6%, trong đó số hộ được hỗ trợ giống và phân bón là 3.8% và số hộ được tạm ứng tiền mặt là 4.8%. Thành phần các loài cây thuốc được các hộ gây trồng hiện nay rất đơn giản. Ở các xã Lao Chải và Tả Van chỉ trồng thảo quả, trừ 4 hộ mới được dự án phát triển các loài cây thuốc hỗ trợ trồng năm loài cây thuốc là chùa dù (Elsholtzia penduliflora), củ bình vôi (Stephania brachyandra), ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), sì to (Valeriana jatamansi ) và tục đoạn (Dipsacus japonicus). Dự án này mới bắt đầu trong đầu năm 2004 với quy mô nhỏ (mỗi gia đình có tổng diện tích thực khoảng gần 1 sào). Còn lại ở các xã khác cũng chủ yếu là cây thảo quả, riêng ở xã Tả Phìn và thị trấn thì vẫn còn một số ít hộ trồng một số loài cây thuốc khác như chè nhật, lão quan thảo, huyền sâm, đương quy, bạch chuột và ngũ gia ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Đánh giá khả năng phát triển các loài cây thuốc tại Huyện Sa Pa –Tỉnh Lào Cai " Đánh giá khả năng phát triển các loài cây thuốc tại Huyện Sa Pa –Tỉnh Lào Cai Hoàng Văn Thắng, Phạm Văn Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Đặng Ngọc Quang TT Dịch vụ và Phát triển Nông thôn Các loài cây dược liệu nói chung là một một trong những thành phần quan trọng trong cơ cấu các loài cây trồng của nước ta. Do điều kiện khí hậu thuận lợi, rừng nước ta đã tạo ra rất nhiều loài cây thuốc có giá trị cao, cung cấp nguồn dược liệu trong nước và xuất khẩu. SaPalà vùng có khí hậu rất phù hợp cho việc phát triển các loài cây dược liệu, nơi có nhiều người dân thuộc các dân tộc thiểu số, những người mà cuộc sống của họ chủ yếu gắn bó vào nguồn tài nguyên rừng. Vì thế, việc phát triển các loài cây ngắn ngày nói chung và cây dược liệu nói riêng nhanh cho sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân tộc thiểu số và người nông dân nói chung là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để có cơ sở cho việc quy hoạch phát triển các loài cây thuốc tại Sa Pa tháng 9 năm 2004 dự án phát triển các loài cây thuốc đã thực hiện chuyên đề điều tra khả năng phát triển các loài cây thuốc tại Sa Pa – Lào Cai. 1. Mục tiêu: · Đánh giá được khả năng trồng và phát triển các loài cây thuốc ở SaPa– Lào Cai. · Đánh giá khả năng khai thác, chế biến các loài cây dược liệu và mối quan hệ giữa các hộ trồng cây dược liệu với các đối tác nhằm phát triển các loài cây thuốc ở SaPa– Lào Cai. 2. Địa điểm: Tại 4 xã : Lao Chải, Tả Van, Sa Pả, Tả Phìn và thị Trấn Sa Pa của huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai. 3. Nội dung: · Đánh giá thực trạng trồng và phát triển các loài cây thuốc trong khu vực. · Đánh giá khả năng thu hái, chế biến các loài cây thuốc của các hộ dân trong vùng. · Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hộ trồng cây thuốc với các tổ chức liên quan. 4. Phương pháp: Ø Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình: Chọn các xã và thôn điển hình về gây trồng, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm các loài cây thuốc ở SaPa. Ø Sử dụng phương pháp rút mẫu thứ cấp: Sau khi chọn được mẫu so cấp (các xã) lại tiếp tục chọn mẫu thứ cấp (các thôn và hộ điển hình) để nghiên cứu. Trong mỗi xã chọn ra 2 thôn để điều tra. Ø Sử dụng phương pháp phỏng vấn: Trong mỗi xã/thôn phỏng vấn đại diện chính quyền bằng phiếu phỏng vấn linh hoạt. Các hộ dân đại diện trong thôn/xã được phỏng vấn bằng mẫu phiếu được thiết kế sẵn (từ 8-12 hộ gia đình đại diện/1 thôn). Kết hợp với phương pháp quan sát thực tế các vườn thuốc và nơi sơ chế các sản phẩm cây dược liệu. 5. Kết quả: 5.1 Khả năng trồng và phát triển các loài cây thuốc trong vùng nghiên cứu. Những năm trước đây, hầu hết các hộ trong các xã đều tham gia trồng các loài cây thuốc (tỷ lệ số hộ trồng cây thuốc chiếm 90.4%), các lo ài cây được trồng cũng tương đối phong phú, gồm các loài như xuyên khung (Ligusticum wallichii), huyền sâm (Scophularia ningpoensis), bạch chuột (Atractylodes macrocephala), thảo quả (Amomum aromaticum), đỗ trọng (Eucommia ulmoides), lão quan thảo (Geranium nepalense) ... Song do giá cả thị trường không ổn định, các sản phẩm ngày càng bị mất giá, thị trường đầu ra khó tiêu thụ và dần dần giống các loài này bị thoái hoá nên tỷ lệ số hộ trồng các loài cây thuốc này ngày càng giảm, hiện tại chỉ còn khoảng 71% số hộ trồng cây thuốc. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây có một số dự án về trồng cây dược liệu đã và đang được triển khai trong khu vực. Đó là dự án phát triển cây chè actiso được công ty Traphaco Lào Cai hỗ trợ một phần thông qua số tiền tạm ứng trước vụ thu hoạch và công ty có trách nhiệm thu mua sản phẩm cho các hộ dân. Ngoài ra còn có dự án phát triển 5 loài cây thuốc tại Sa Pa. Dự án này hỗ trợ giống, phân bón cho các hộ tham gia trồng. Tuy nhiên dự án về các loài cây thuốc này chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm, chỉ có vài hộ được tham gia (khoảng 2-3 hộ/thôn). Các hộ dân được hỗ trợ để trồng cây thuốc cũng rất thấp chiếm 10.6%, trong đó số hộ được hỗ trợ giống và phân bón là 3.8% và số hộ được tạm ứng tiền mặt là 4.8%. Thành phần các loài cây thuốc được các hộ gây trồng hiện nay rất đơn giản. Ở các xã Lao Chải và Tả Van chỉ trồng thảo quả, trừ 4 hộ mới được dự án phát triển các loài cây thuốc hỗ trợ trồng năm loài cây thuốc là chùa dù (Elsholtzia penduliflora), củ bình vôi (Stephania brachyandra), ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), sì to (Valeriana jatamansi ) và tục đoạn (Dipsacus japonicus). Dự án này mới bắt đầu trong đầu năm 2004 với quy mô nhỏ (mỗi gia đình có tổng diện tích thực khoảng gần 1 sào). Còn lại ở các xã khác cũng chủ yếu là cây thảo quả, riêng ở xã Tả Phìn và thị trấn thì vẫn còn một số ít hộ trồng một số loài cây thuốc khác như chè nhật, lão quan thảo, huyền sâm, đương quy, bạch chuột và ngũ gia ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm sinh khoa học lâm nghiệp công nghệ rừng kinh tế rừngTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1555 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 497 0 0 -
57 trang 342 0 0
-
33 trang 334 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 273 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 269 0 0 -
29 trang 230 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0 -
4 trang 217 0 0