Danh mục

Nghiên cứu khoa học Điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh tây nguyên (1998-1999)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.60 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 30% diện tích rừng toàn quốc, là đầu nguồn của nhiều con sông lớn chảy xuống miền Trung, Đông Nam bộ và Mê Kông, là nhân tố quan trọng bảo đảm cân bằng sinh thái để phát triển kinh tế xã hội trong vùng cũng như cả nước. Đây cũng là vùng kinh tế giàu tiềm năng về phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và nghề rừng. Nhưng từ sau ngày giải phóng đến nay, diện tích rừng tự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh tây nguyên (1998-1999) "Điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh tây nguyên (1998-1999)Đỗ Đình Sâm,Phạm Đình Tam, Nguyễn Trọng KhôiViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm khoảng30% diện tích rừng toàn quốc, là đầu nguồn của nhiều con sông lớn chảy xuốngmiền Trung, Đông Nam bộ và Mê Kông, là nhân tố quan trọng bảo đảm cân bằngsinh thái để phát triển kinh tế xã hội trong vùng cũng như cả nước. Đây cũng làvùng kinh tế giàu tiềm năng về phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súcvà nghề rừng.Nhưng từ sau ngày giải phóng đến nay, diện tích rừng tự nhiên của Tây Nguyên bịgiảm sút nhanh chóng. Bình quân hàng năm mất khoảng 25-27 nghìn ha, là vùngcó diện tích rừng bị mất lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Một trongnhững nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là nạn phá rừng làm nương rẫycủa đồng bào dân tộc thiểu số.Tây Nguyên có khoảng 1.081.088 người, 191.267 hộ là người dân tộc thiểu số bảnđịa, chiếm khoảng 32,3% dân số toàn vùng, cộng thêm một bộ phận không nhỏdân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc. Hầu hết trong số này đều sống trong rừng vàquanh rừng, cuộc sống của họ dựa vào chặt đốt rừng làm nương rẫy, vốn là tậpquán lâu đời của họ. Phương thức canh tác này đã không đem lại cho đồng bàocuộc sống ấm no mà còn phá hủy nguồn tài nguyên rừng quý báu của Tây Nguyên.Mặc dù từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều dự án vận động định canh định cư,nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn. Nạn du canh du cư vẫn tiếp diễn, rừngtự nhiên hàng năm vẫn bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc tìmkiếm các giải pháp để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là vấn đề hết sức cấpthiết.Từ thực tế đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt dự án:Điềutra, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của phương thức canh tác nương rẫy đến việcbảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên, nhằm đề xuất các giải pháp kinh tế kỹ thuậthạn chế canh tác nương rẫy góp phần bảo vệ và phục hồi rừng ở Tây Nguyên.I. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra1. Mục tiêu- Nắm được thực trạng tình hình sản xuất nương rẫy ở Tây Nguyên nhằm định racác chiến lược hạn chế canh tác nương rẫy góp phần bảo vệ và phục hồi rừng.- Xác định mức độ ảnh hưởng của phương thức canh tác nương rẫy đến sự suygiảm rừng tự nhiên, từ đó đề xuất các giải pháp kinh tế kỹ thuật phục hồi rừng vàổn định đời sống cộng đồng dân cư trong rừng và gần rừng.2. Nội dung- Điều tra thực trạng sản xuất nương rẫy và các giải pháp canh tác hiện nay tại cácvùng dân tộc chủ yếu của 4 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và LâmĐồng.- Điều tra kinh tế hộ gia đình.- Điều tra đánh giá tình hình phục hồi rừng sau nương rẫy.- Điều tra tình hình thực hiện chính sách Nhà nước có liên quan đến nương rẫy vàbảo vệ rừng.3. Phương pháp điều tra- Tham khảo các tài liệu, bản đồ có sẵn của vùng Tây Nguyên từ trước đến nay.- Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn RRA và PRA để điềutra đánh giá về tập quán canh tác của đồng bào, đặc điểm kinh tế hộ gia đình vàtình hình thực hiện chính sách của các địa phương.- Sử dụng phương pháp điển hình để lựa chọn đối tượng và quy mô điều tra.- ứng dụng phương pháp điều tra theo tuyến để khoanh vẽ sơ đồ phân bố rẫy tạithực địa và sử dụng chương trình MAPINFOR trên máy vi tính để tính toán diệntích các loại.- ứng dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 500m2 để điều tratình hình tái sinh phục hồi rừng sau nương rẫy.- Việc tính toán thu nhập và phân loại đối tượng hộ được thống nhất như sau:+ Thu nhập được tính bình quân theo đầu người quy thóc.+ Phân loại đối tượng hộ dựa vào tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội.II. Kết quả thực hiện dự án1. Đánh giá chung về đặc điểm KTXH vùng dự án* Tiềm năng- Tây Nguyên là một vùng kinh tế có thế mạnh về đất đai, bình quân diện tích đấtđai là 1,87ha/ người, cao hơn nhiều so với bình quân của cả nước (0,46 ha/ người).Đất đai màu mỡ, cộng thêm khí hậu ôn hoà thuận lợi cho việc phát triển cây côngnghiệp, cây ăn quả và rau xanh.- Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ lớn nhất cả nước.Động thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, nhiều loài quí hiếm được ghi trongsách đỏ Việt Nam.- Hệ thống giao thông ở Tây Nguyên rất thuận lợi, với 3 sân bay, các quốc lộ 14,19, 20, 26, 27, 28 cùng với các tỉnh lộ, huyện lộ và các đường liên thôn, liên xãdầy đặc đã nối liền Tây Nguyên với mọi miền của Tổ quốc.* Hạn chế- Tây Nguyên có đến 37 dân tộc ít người chiếm khoảng 1/ 3 dân số toàn vùng,trình độ dân trí thấp. Có nhiều buôn, nhiều xã hầu như không có phụ nữ dân tộcnào biết nói tiếng phổ thông, rất nhiều xã không có các trường trung học cơ sở.Nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu làm hạn chế đến việc tiếp thu các tiến bộ KHKT.- Tỉ lệ tăng dân số được xếp vào loại lớn nhất của cả nước (3,5%/ năm), trong đótăng tự nhiên khoảng 2% còn lại là tăng cơ học. Việc tăng dân số quá nhanh gâynên sức ép đến tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá nghiêm trọng làm ảnhhưởng xấu đến môi trường sinh thái.2. Thực trạng canh tác nương rẫy* Hiện trạng sử dụng đất vùng dự ánDự án đã điều tra tổng quát tại 4 tỉnh, 8 huyện và tiến hành điều tra kỹ tại 16 xãđại diện cho 8 dân tộc bản địa có dân số đông nhất củ a các tỉnh Tây Nguyên. Kếtquả được tổng hợp trong biểu 1 dưới đây:Biểu 1. Hiện trạng sử dụng đấtTT §Þa ph¬ng Tæng diÖn §Êt l©m nghiÖp §Êt n«ng nghiÖp §Êt kh¸c tÝch ®ÊtTN(ha) DiÖn % so DiÖn % so DiÖntÝch % so tÝch tÝch víi víi víi (ha) Tg.sè (ha) Tg.sè (ha) Tg.sèI ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: