Danh mục

Nghiên cứu khoa học ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG GỖ VÀ LSNG BỀN VỮNG PHỤC VỤ DỰ ÁN 661

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 276.34 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dự án 661 triển khai đã đem lại những kết quả bước đầu trong việc phục hồi và trồng rừng mới ở nước ta, diện tích rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu khai thác cũng như sử dụng gỗ và LSNG hiện nay. Mặt khác, đời sống của các cộng đồng dân cư có mức sống thấp và phụ thuộc vào rừng nên các hoạt động khai thác trái phép diễn ra thường xuyên làm tăng nguy cơ mất rừng và ảnh hưởng nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG GỖ VÀ LSNG BỀN VỮNG PHỤC VỤ DỰ ÁN 661 " ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ T HUẬT, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG GỖ VÀ LSNG BỀN VỮNG PHỤC VỤ DỰ ÁN 661 Bùi Thanh Hằng, Phạm Quang Tuyến Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dự án 661 triển khai đã đem lại những kết quả bước đầu trong việc phục hồi và trồng rừng mới ở nước ta, diện tích rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu khai thác cũng như sử dụng gỗ v à LSNG hiện nay. Mặt khác, đời sống của các cộng đồng dân cư có mức sống thấp và phụ thuộc vào rừng nên các hoạt động khai thác trái phép diễn ra thường xuyên làm tăng nguy cơ mất rừng và ảnh hưởng nhiều đến thành quả của dự án 661. Hơn nữa, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, để đạt được năng suất, chất lượng cao, các ngành nghề hiện nay buộc phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, trong đó có khai thác, sử dụng lâm sản. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ trong khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập chưa giải quyết được. Tựu chung lại, dưới con mắt của nhà quản lý, cần phải nắm được bức tranh chung về thực trạng khai thác, sử dụng gỗ v à LSNG để có thể đề xuất được các giải pháp về kỹ thuật, cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như sử dụng rừng thuộc dự án 661 nói riêng và rừng Toàn quốc nói chung. II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Phương pháp tiếp cận chung - Phương pháp kế thừa số liệu: Thu thập, tổng quan và phân tích chọn lọc các tài liệu thứ cấp (báo cáo khoa học, báo cáo quản lý, các báo cáo điều tra chuyên đề, kế họach hàng năm và tài liệu thiết kế khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ… liên quan đến thực trạng khai thác lâm sản). - Sử dụng phương pháp PRA: Phỏng vấn nhóm trọng điểm, phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát thực tế, khảo sát tại các điểm thu mua lâm sản, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ lâm sản v à các sản phẩm có nguồn gốc là lâm sản... - Phương pháp chuyên gia (hội thảo hoặc gửi các bản thảo lấy ý kiến nhận xét của các chuyên gia). 2.2. Các phương pháp cụ thể - Quá trình điều tra được tiến hành trên hai nhóm đối tượng chính là: các tổ chức (Công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ,..) v à Cộng đồng, cá nhân và hộ gia đình. - Ở cấp tỉnh tiến hành thu thập số liệu liên quan tại Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm); mỗi tỉnh sẽ chọn 2 huyện, thu thập số liệu tại phòng Nông nghiệp huyện, Hạt kiểm lâm. Sau đó, mỗi huyện sẽ chọn 3 xã, tiến hành làm việc với Ban lâm nghiệp, Kiểm lâm địa bàn để thu thập số liệu ở xã. Trên mỗi tỉnh lựa chọn 3 đơn v ị kinh doanh, quản lý rừng (Lâm trường, Ban quản lý rừng phòng hộ, Doanh nghiêp,...) và 30 hộ gia đình để tiến hành điều tra thực trạng v à khai thác, sử dụng gỗ và LSNG. -PRA được thực hiện sau nghiên cứu RRA thông qua các cuộc thảo luận với những nhóm người dân, cán bộ thôn, cán bộ xã, các nhà quản lý cấp huyện, tỉnh v à với những nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu nông thôn ở khu vực. Việc tiến hành thu thập số liệu được tiến hành theo bộ phiếu điều tra, lấy hộ gia đình làm đối tượng chủ yếu điều tra v à phản ánh với số hộ điều tra là 30 hộ/1 điểm nghiên cứu, tại mỗi điểm tiến hành 1-2 cuộc họp thôn, bản theo PRA. - Điều tra thị trường về thực trạng buôn bán lâm sản bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA), phân tích điểm mạnh - yếu (SWOT). - Kết quả thu thập được xử lý trên bằng chương trình Exel.2003. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng khai thác, sử dụng gỗ và LSNG từ rừng tự nhiên, rừng trồng của người dân và mọi thành phần kinh tế tại các vùng dự án 661 3.1.1. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng về nhu cầu khai thác gỗ và LSNG. 3.1.1.1. Thực trạng tiêu thụ gỗ và LSNG Bảng 1. Kết quả đánh giá thực trạng tiêu thụ gỗ và LSNG Chỉ tiêu T ỷ lệ % số phiếu điều tra TT Sơn La Bắc Đồng Thanh Kon Ninh TB Kạn Thuận Hoá Tum Nai 6 tỉnh Loại gỗ tiêu thụ I Gỗ lớn 1 60,00 66,67 64,44 60,00 57,78 53,33 60,37 Gỗ nhỏ 2 33,33 24,44 28,89 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: