Danh mục

Nghiên cứu khoa học ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG THÔN BẢN MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.87 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (39 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rừng cộng đồng và quản lý cộng đồng các loại rừng được nhiều nước trong khu vực Châu á quan tâm. ở nước ta vấn đề này đã được chú ý nghiên cứu và tiến hành thực hiện tạimột số vùng núi và trong một số dự án quốc tế. Rừng cộng đồng và quản lý cộng đồng các lọai rừng mở ra triển vọng tốt đẹp trong việc bảo vệ, quản lý và phát triển rừng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG THÔN BẢN MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM " Báo cáo ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂNTÀI NGUYÊN RỪNG CỦA MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG THÔN BẢN MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Đỗ Đình Sâm, chủ biên Đặng Kim Khánh An Văn Bảy1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ GIỚI HẠN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Đặt vấn đề: Rừng cộng đồng và quản lý cộng đồng các loại rừng được nhiều nước trong khu vựcChâu á quan tâm. ở nước ta vấn đề này đã được chú ý nghiên cứu và tiến hành thực hiện tạimột số vùng núi và trong một số dự án quốc tế. Rừng cộng đồng và quản lý cộng đồng cáclọai rừng mở ra triển vọng tốt đẹp trong việc bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Điều đóxuất phát từ tính cộng đồng cao của các dân tộc thiểu số miền núi, từ những tục lệ, hươngước và các kinh nghiệm truyền thống được đúc kết lâu đời rút ra từ thực tiễn của đồng bàocác dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây việc nghiên cứu, đúc kết kiến thức bản địa đã được quantâm chú ý trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, y tế... Kiến thức bản địa(Indigenous knowledge) còn được gọi là kiến thức truyền thống (traditional knowledge)hay kiến thức địa phương (local knowledge) (Theo Hoàng Xuân Tý, 1998). Nó tồn tại vàphát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở một vùng địa lý xác định với sự đóng gópcủa mọi thành viên trong cộng đồng. Nghiên cứu, đánh giá kiến thức bản địa của đồng bàovùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được TS. Hoàng Xuân Tývà các cộng tác viên thực hiện trong khuôn khổ dự án “Đánh giá kiến thức bản địa củađồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” doTrung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC) và quỹ FORD ( Foundation) tàitrợ (1997-1999). Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản thành ấn phẩm do nhà xuất bảnNông nghiệp in ấn (Hà Nội 1998). Trong chương trình nghiên cứu về nông nghiệp du canh được tài trợ bởi Viện quốctế về Môi trường và Phát triển Anh (IIED), Tổ chức hợp tác lâm nghiệp hải ngoại NhậtBản (JOFCA) cũng đã nghiên cứu những kiến thức bản địa về canh tác nương rãy, nônglâm kết hợp, các quy định về làm rãy, chọn rừng... (Do Đỗ Đình Sâm và các cộng tác ,1994-1998). Trong chương trình Thái học Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giaolưu văn hoá thuộc Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 1989 và kết quả nghiên cứu đãđược xuất bản trong ấn phẩm “Văn hoá và lịch sử người Thái ở Việt Nam”, (1998) do CầmTrọng chủ biên cũng đã đề cấp tới một số quy ước quản lý, bảo vệ rừng, rãy. Các nghiên cứu kiến thức bản địa trước đây về một số vấn đề liên quan tới quản lý,bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng đã đề cập : -Luật tục quy định về bảo vệ nương rãy, tài nguyên rừng của đồng bào Thái,M’Nông, Tày, Nùng. -Kinh nghiệm phát triển và sử dụng một số lâm sản ngoài gỗ như Quế (đồng bàoDao (Yên Bái), Cơ Ho) (Trà Bồng, Trà Mi), Sa nhân (dân tộc Mường Hoà Bình); một sốcây thuốc (dân tộc Mường Hoà Bình). Tuy vậy việc thu thập kiến thức bản địa cũng chưa được đầy đủ nhất là những vấnđề có liên quan tới quản lý các loại rừng khác nhau và một số vấn đề về kinh nghiệm kỹthuật, áp dụng các kiến thức bản địa, phát huy các đặc tính truyền thống cộng đồng củađồng bào dân tộc thiểu số trong quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian gần đây. Đó là nhữngnội dung cần tiếp tục bổ sung điều tra, nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.1.2 Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là đánh giá được các kiến thức bản địa về quản lý, bảo vệ, khaithác và phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắcnhằm phổ biến rộng cho quản lý lâm nghiệp cộng đồng.1.3 Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên việc điều tra, thu thập kiến thức bản địa chỉ tậptrung vào các đối tượng sau: -Nghiên cứu kiến thức bản địa theo mục tiêu trên của 3 dân tộc chính là H’Mông,Dao và Thái. -Địa điểm nghiên cứu: Sơn La và Quảng Ninh. -Đối tượng rừng:  Rừng bảo vệ nguồn nước.  Rừng thiêng, rừng ma.  Rừng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ (Quế, một số cây thuốc...).2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -Điều tra, phỏng vấn: Chủ yếu áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thônRRA, phỏng vấn các đối tượng có kinh nghiệm trong thôn bản: già làng, trưởng bản, phụnữ. Phỏng vấn được tiến hành trên cơ sở phiếu điều tra đơn giản nêu một số câu hỏi chínhđáp ứng mục tiêu, nội dung của đề tài. -Quan sát, đánh giá mô hình trên thực tiễn.3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI3.1 Tập hợp tài liệu nghiên cứu: Các tư liệu nghiên cứu đã được xuất bản liên q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: