Danh mục

Nghiên cứu khoa học Giá trị dược liệu và cải thiện chất lượng trong nuôi trồng nhân tạo nấm Linh Chi Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng quan về giá trị dược liệu của nấm Linh chi. Nấm Linh chi được dùng như một thượng dược từ khoảng 4000 năm nay ở Trung Quốc và một số nước khác. Chưa thấy có tư liệu nào về tác dụng xấu và độc tính của Linh Chi. Năm 1988, Nhật Bản đã có 300 bệnh nhân bị nhược cơ được điều trị thành công bằng Linh chi theo nguyên tắc điều hoà miễn dịch. Bệnh gan và tiết niệu cũng được điều trị khả quan bằng chế phẩm từ Linh chi. Bệnh viện Sơn Đông, Trung Quốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Giá trị dược liệu và cải thiện chất lượng trong nuôi trồng nhân tạo nấm Linh Chi Việt Nam " Giá trị dược liệu và cải thiện chất lượng trong nuôi trồng nhân tạo nấm Linh Chi Việt Nam Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Tổng quan về giá trị dược liệu của nấm Linh chi. Nấm Linh chi được dùng như một thượng dược từ khoảng 4000 năm nay ở Trung Quốc và một số nước khác. Chưa thấy có tư liệu nào về tác dụng xấu và độc tính của Linh Chi. Năm 1988, Nhật Bản đã có 300 bệnh nhân bị nhược cơ được điều trị thành công bằng Linh chi theo nguyên tắc điều hoà miễn dịch. Bệnh gan và tiết niệu cũng được điều trị khả quan bằng chế phẩm từ Linh chi. Bệnh viện Sơn Đông, Trung Quốc dùng “xúp” Linh chi để giải độc và bổ gan có kết quả tốt, trong 70.000 ca trên 90% khỏi bệnh (Lui Xing Jia, 1994). Tác giả cho rằng nấm Linh chi có tác dụng tốt đối với đường tiết niệu, điều hoà rối loạn tuần hoàn não, tránh các cơn kịch phát nghẽn mạch và làm dịu thần kinh. Trong 319 trường hợp, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 89%. Hiệu quả kìm hãm quá trình kết tụ tiểu cầu do chiết xuất của Linh chi được chứng minh rõ ràng bằng invitro. Năm 1990, Tao J. và Feng K. thử nghiệm với 33 bệnh nhân xơ cứng động mạch, trong đó hiệu quả chống nghẽn mạch tỏ ra khả quan. Kết quả thông báo mới đây của Wang Chi và cộng sự, 1994 trên 35 bệnh nhân bị bệnh mạch vành tim tỏ ra triển vọng tốt với tỷ lệ trên 85,7%. Hàng loạt các hoạt chất của Linh chi được chứng minh có tác dụng kìm hãm sinh tổng hợp cholesterol. Kết quả này được thể hiện trong việc điều trị các trường hợp bệnh nhân cao huyết áp và nhiễm mỡ xơ mạch. Thực nghiệm ở Việt Nam trên chuột cho thấy lượng cholesterol giảm tới 50% khi áp dụng liều lượng 0,4 gam/kg thể trọng trong 30 ngày (Bùi Chí Hiếu và cộng sự, năm 1993). Trên cơ sở những kết quả này áp dụng điều trị sau một vài tuần, bệnh nhân có chuyển biến tốt, huyết áp ổn định dần, các cơn cao huyết áp nếu có tái phát cũng nhẹ hơn, thưa hơn và ngắn hơn. Dùng thuốc hạ huyết áp kinh điển, kết hợp với Linh chi, tác dụng điều chỉnh huyết áp tăng rõ rệt, hạn chế tác dụng phụ của Tây dược (Kanmastuse K. và cộng sự, 1985). Hiệu quả chống ung thư của nấm Linh chi đã được chứng minh từ lâu đối với các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày. Đối với những bệnh nhân này, tỷ lệ người sống trên 5 năm cao hơn nhóm không dùng nấm Linh chi. Tại Trung tâm điều trị các bệnh ung thư ở Tokyo, Nhật Bản, phương pháp điều trị bằng chế phẩm Linh chi, kết hợp với xạ trị cho kết quả tốt đối với các bệnh nhân ung thư tử cung. Đối với loại ung thư này, một số kết quả nghiên cứu ở Đài Loan cho biết nếu dùng Linh chi trồng trên gỗ Long não (Cinmamomum camphora) cho kết quả rất tốt, khối u tiêu biến hoàn toàn. Hiệu lực cũng thể hiện rõ đối với ung thư khoang miệng (Chen, T.W. và cộng sự, 1991), ung thư gan (Hau và cộng sự, 1996), đặc biệt kết hợp taxol từ cây Thông đỏ. Khả năng antioxydant (chống lão hoá) cũng được nhiều công trình nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra vai trò của các saponine - triterpenoids mà trong đó ganoderic axit được coi là hiệu quả nhất. Ngay từ thập kỷ 80, ở Trung Quốc đã chứng minh khả năng khử gốc tự do hydroxyl với đặc tính antioxydant, chống l ão hoá của nấm Linh chi (Wang J.F.. và cộng sự 1985). Linh chi có thể được đưa vào phác đồ điều trị tạm thời cho các bệnh nhân nhiễm HIV trong khi các loại thuốc AZT, DDT và DDC còn hiếm và đắt, chưa kể đến tác dụng phụ rất nặng. Có nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng dùng Linh chi trong điều trị AIDS, đặc biệt là Gau, J.P. và cộng sự 1990 và Kim, B.K. và cộng sự năm 1996. Chính vì hoạt tính dược lý của nấm Linh chi rất phong phú nên có nhiều tên gọi khác nhau như: Bất lão thảo, Vạn niên nhung, Thần tiên thảo, Linh chi. ởnước ta gọi là nấm Lim (vì mọc nhiều ở rừng Lim xanh)... trong đó tên Linh chi được dùng phổ biến nhất. Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã gọi Linh chi là “siêu dược liệu”, hơn cả nhân sâm. 2. Chất lượng nấm Linh chi Việt Nam Thành phần và hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học chứa trong thể quả tự nhiên và thể quả nuôi trồng được tách chiết bằng 2 loại dung môi: ete dầu hoả và methanol. Thể quả mọc tự nhiên là chủng nấm Linh chi thu thập từ miền Bắc, chủng G.l.HB. Thể quả nuôi trồng giống nấm được phân lập từ chủng giống này và nuôi trồng trên giá thể là mùn cưa gỗ tạp. Kết quả tách chiết, thu được các lớp chất được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thành phần hoá học của nấm Linh chi tự nhiên và nuôi trồng. Các lớp chất hoá học Nấm tự nhiên Nấm nuôi trồng Trọng lượng Tỷ lệ (%) Trọng lượng Tỷ lệ bình quân (gam) bình quân (%) (gam) Sterin 0,1291 1,291 0,1349 1,349 Lacton I 0,1027 1,027 0,1035 1,035 Lacton II 0,0994 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: