Danh mục

Nghiên cứu khoa học Hệ thực vật rừng ngập Cà Mau

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.14 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tỉnh Cà Mau có hai hệ thống rừng ngập rất nổi tiếng, đó là rừng tràm U Minh và rừng ngập mặn Năm Căn. Từ lâu các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chú ý nghiên cứu chúng, trong đó một lĩnh vực không thể bỏ qua là nghiên cứu về hệ thực vật, vì đây là đối tượng quan trọng của các hệ sinh thái rừng. Việc nghiên cứu hệ thực vật, không những giúp chúng ta hiểu được kết cấu và diễn thế của rừng ngập, mà còn giúp chúng ta thấy được mức độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Hệ thực vật rừng ngập Cà Mau "Hệ thực vật rừng ngập Cà MauĐặng Trung TấnViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTỉnh Cà Mau có hai hệ thống rừng ngập rất nổi tiếng, đó là rừng tràm U Minh vàrừng ngập mặn Năm Căn. Từ lâu các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chú ýnghiên cứu chúng, trong đó một lĩnh vực không thể bỏ qua là nghiên cứu về hệthực vật, vì đây là đối tượng quan trọng của các hệ sinh thái rừng.Việc nghiên cứu hệ thực vật, không những giúp chúng ta hiểu được kết cấu vàdiễn thế của rừng ngập, mà còn giúp chúng ta thấy được mức độ phong phú, đadạng của các chủng loài thực vật, một trong những thước đo đánh giá mức độ đadạng sinh học của một hệ sinh thái.Những nghiên cứu về hệ sinh thái nói chung và hệ thực vật nói riêng ở khu vựcrừng tràm U Minh của Phùng Trung Ngân, Trường đại học tổng hợp TP Hồ ChíMinh và những nghiên cứu hệ sinh thái và khu hệ thực vật rừng ngập mặn củaPhan Nguyên Hồng, Trường đại học Sư phạm Hà Nội là những tư liệu quí cầnđược kế thừa và phát huy.Ngoài ra, một số nhà khoa học khác cũng đã có những báo cáo về hệ sinh tháirừng ngập Cà Mau. Người có công tập hợp, hệ thống lại các nghiên cứu này là HàQuốc Hùng, Sở Lâm nghiệp Minh Hải và đã cho ra đời danh mục thực vật rừngngập Cà Mau (sổ tay cây cỏ rừng ngập Cà Mau).Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật rừng ngậpMinh Hải đã tiến hành nhiều đợt điều tra riêng lẻ hoặc kết hợp với các cơ quannghiên cứu khác về hệ thực vật rừng ngập Cà Mau và đã có một số kết quả bướcđầu như sau:I. Hệ thực vật rừng ngập Cà Mau.1. Danh mục thực vật:Theo cuốn Cây cỏ rừng ngập Cà Mau do Hà Quốc Hùng tập hợp, nghiên cứu vàthống kê từ nhiều nguồn tư liệu, hệ thực vật rừng ngập Cà Mau gồm 217 loài.Những bổ sung gần đây của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng rừng ngập MinhHải và các nhà khoa học đã đưa số loài lên 228 loài. Các loài mới tìm được chủyếu là các loài cây cỏ, thân bụi không mấy ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chỉ có 3loài cây thân gỗ và bụi khá lớn là:- Tu hú (Gmelina clliptica) họ Verbenaceae.- Tra lâm vồ (Ficus rumphii) họ Moraceae.- Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnorriza) họ Rhizophoraceae.Trong đó, vẹt dù bông đỏ là một loài cây chính thức của rừng ngập mặn, trước nayvẫn tưởng là không hiện diện ở rừng ngập mặn Cà Mau, nay phát hiện thấy tạiKinh-5 Đá Bạc thuộc vùng biển Vịnh Thái Lan.Đặc biệt, một loài vẹt (Bruguiera) khác đã được phát hiện và thu mẫu vào cuốinăm 1997. Loài này có nhiều nét giống với loài vẹt tách (Bruguiera parviflora),mà người dân địa phương gọi là vẹt da tây, nhưng cũng có đặc điểm khá khác biệt,có thể là một loài mới.Trong số 228 loài thực vật rừng ngập Cà Mau, theo thống kê mới nhất bao gồm:- 19 loài quyết thực vật thuộc 10 họ- 135 loài hai lá mầm thuộc 50 họ trong đó:+ Nhóm cây gỗ: 43 loài, 21 họ.+ Nhóm cây bụi: 20 loài, 10 họ.+ Nhóm dây leo: 23 loài, 10 họ.+ Nhóm cỏ: 49 loài, 15 họ.- 74 loài một lá mầm thuộc 18 họ bao gồm:+ Nhóm thân thảo: 68 loài, 15 họ.+ Nhóm dây leo: 3 loài, 2 họ.+ Nhóm thân gỗ: 3 loài, 1 họ.Phân theo hệ sinh thái:- Hệ sinh thái rừng tràm và các vùng đất nước ngọt phụ cận khác gồm 204 loài.- Hệ sinh thái rừng ngập mặn và các vùng ngập mặn, lợ gồm 92 loài.- Giữa hai hệ sinh thái rừng tràm và rừng ngập mặn có một số loài thực vật có thểsống được ở cả hai khu vực, do đó số lượng các loài ở cả hai hệ sinh thái này sẽlớn hơn tổng số loài được thống kê.Đối với hệ thực vật rừng ngập mặn, số loài được kiểm tra là trên toàn khu vực córừng ngập mặn, bao gồm các khu đất ngập triều và cả những vùng đất cao đã bị tácđộng, nên việc đánh giá sự phong phú của cây rừng ngập mặn chỉ nên dựa vào sốloài cây rừng ngập mặn chính thức mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đãcông bố.Tương tự, hệ thực vật rừng tràm cũng bao gồm những thực vật ở các khu rừngtràm và cả những diện tích đất rừng trước đây nay đã bị thoái hoá, không cònrừng.Trong số 92 loài cây của hệ sinh thái rừng ngập Cà Mau có 35 loài cây rừng ngậpmặn chính thức. Dựa theo danh sách 83 loài cây rừng ngập mặn chính thức, nguồntừ Saenger et al (1983) (Mangrove forest management guidelines - FAO, 1994),trong đó:- Dạng thân gỗ: 28 loài.- Dạng palm (cau, dừa): 2 loài.- Dạng fern (ráng): 1 loài.- Dạng thân thảo, cây bụi: 4 loài.- Họ có nhiều loài nhất là: Rhizophoraceae: 9 loài.Verbenaceae: 4 loài.Sonneratiaceae: 3 loài.Combretaceae: 2 loài.Acanthaceae: 2 loài.Nếu dựa vào danh mục các loài cây ngập mặn và cây tham gia rừng ngập mặn củaPhan Nguyên Hồng (Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam- Nhà xuất bản Nôngnghiệp, năm 1997) thì Việt Nam có 32 loài cây ngập mặn chủ yếu. Theo danh sáchnày, rừng ngập mặn Cà Mau có 31 loài, chỉ thiếu loài Rhizophora stylosa thuộc họRhizophoraceae.2. Hiện trạng hệ thực vật rừng ngập Cà Mau.Nếu chỉ dựa vào danh mục thực vật rừng ngập Cà Mau và đặc biệt số loài cây rừngngập mặn chính thức nêu trên, kể cả số loài mới được phát hiện, để đá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: