Danh mục

Nghiên cứu khoa học Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta trên một số xuất xứ cây lát

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss. thuộc họ Xoan (Meliaceae) là loài cây bản địa, phân bố trên nhiều vùng sinh thái ở nước ta. Gỗ của cây lát hoa (gỗ lát) bền, có vân gỗ và mầu sắc đẹp, lại không bị mối mọt nên thường được dùng để làm đỗ gỗ cao cấp như tủ đứng, tủ ly, xa lông và các đồ trang trí nội thất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta trên một số xuất xứ cây lát "Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục n õn Hypsipylarobusta trên một số xuất xứ cây lát.Nguyễn Văn Độ, Đào Ngọc QuangPhòng Nghiên cứu Bảo vệ rừngViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamLát hoa Chukrasia tabularis A. Juss. thuộc họ Xoan (Meliaceae) là loài cây bảnđịa, phân bố trên nhiều vùng sinh thái ở nước ta. Gỗ của cây lát hoa (gỗ lát) bền,có vân gỗ và mầu sắc đẹp, lại không bị mối mọt nên thường được dùng để làm đỗgỗ cao cấp như tủ đứng, tủ ly, xa lông và các đồ trang trí nội thất... Tuy nhiên, dogiá trị thương phẩm của loài cây này nên đã bị khai thác quá mức. Năm 1985, BộLâm nghiệp đã ra quyết định cấm khai thác loại gỗ này và đưa vào danh lục thựcvật quý hiếm cần được bảo vệ (Nghị định 18 HĐBT 1992). Trong Chương trình327 và Chương trình 5 triệu ha rừng trồng, cây lát là một trong những cây bản địađược chú trọng trong cơ cấu cây trồng để phát triển rừng...Một trong những trở ngại lớn nhất của việc trồng và phát triển cây lát là vấn đề sâuhại. Có nhiều loài sâu hại đã được quan sát thấy trên cây lát như các loài sâu ăn lá,mối hại rễ và nhưng đặc biệt phá hại nghiêm trọng là loài sâu đục nõn Hypsipylarobusta; hầu hết cây lát tại rừng trồng đều bị loài sâu này phá hại. Sâu đục nõnthường hại các chồi của cây lát, nhất là đỉnh sinh trưởng khi bị sâu hại thườngchết, sau đó một thời gian các chồi bên mới phát triển từ phần dưới của đỉnh sinhtrưởng đã bị chết. Sự phá hại như vậy thường làm cây hạn chế phát triển chiềucao, thân thường bị dị dạng (không thẳng), do đó làm giảm năng suất và chấtlượng gỗ.Không như những loài sâu ăn lá khác, việc phòng trừ loài sâu đục nõn bằng thuốctrừ sâu hoá chất ít có hiệu quả vì sâu non khi phá hại làm thành những đường hầmtrong nõn cây nên thuốc rất khó tiếp xúc. Mặt khác, việc sử dụng thuốc trừ sâu hoáchất ít nhiều sẽ gây nên những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sinh thái và môitrường, đòi hỏi phải có những biện pháp khác phù hợp và có hiệu quả.Một trong những hướng nghiên cứu được nhiều nước tiên tiến trên thế giới tiếnhành là nghiên cứu tuyển chọn những dòng, gia đình, xuất xứ, loài có tính chốngchịu sâu bệnh cao để giảm thiểu sự phá hại của sâu bệnh. Với định h ướng trên, dựán Phòng trừ sâu đục nõn Hypsipyla robusta hại một số loài cây họ Xoan bằngbiện pháp chọn cây chống chịu sâu hại và biện pháp lâm sinh tại Đông Nam châuá và úc do ACIAR (Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của úc) tài trợđã được tiến hành ở một số nước trong vùng trong đó có Việt Nam với sự hợp tácnghiên cứu của các nhà khoa học CSIRO Division of Entomology và Viện Khoahọc Lâm nghiệp Việt Nam. Nội dung chính của dự án được tiến hành tại Việt Namlà điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn H. robusta trên các khu khảonghiệm xuất xứ lát do dự án ACIAR FST 96/05 thiết lập, nhằm phát hiện nhữngxuất xứ lát có khả năng chống chịu cao đối với sự phá hại của lo ài sâu đục nõnnày.I. Phương pháp điều tra và đánh giá- Việc điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn H. robusta được tiến hànhtrên các khu khảo nghiệm xuất xứ lát tại Hà Tây, Hoà Bình, Gia Lai.- Các khu thử nghiệm này được bố trí theo sơ đồ khối với 24 xuất xứ, 4 lần lặp lạitheo cách ngẫu nhiên.- Hạt giống của 24 xuất xứ lát được thu từ các vùng khác nhau của các nước: ViệtNam, Thái Lan, Myanmar, Lào, ấn Độ, Trung Quốc, úc, Sri Lanka và Malaysia.- Mỗi xuất xứ gồm 25 cây. Toàn bộ cây trên khu thử nghiệm được trồng cây cáchcây 3m và hàng cách hàng 3m.Để bảo đảm tính cách biệt giữa các xuất xứ liền kề với nhau, trong 25 cây của mộtxuất xứ chỉ có 9 cây ở giữa được điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn, 16cây ở vòng ngoài liền kề với cây của các xuất xứ khác không được đánh giá (đượcgọi là cây vùng đệm). Cây ở vùng đệm không là đối tượng để điều tra đánh giá vìở vùng đệm này sự phá hại của sâu đục nõn H. robusta coi như mang tính ngẫunhiên, không thể hiện rõ sự mẫn cảm đối với sâu hại của từng xuất xứ.- Điều tra đánh giá định kỳ 2 tháng một lần.- Sử dụng phương pháp của CSIRO Division of Entomology để điều tra và đánhgiá mức độ hại của sâu đục nõn H. robusta từ đó xác định tính mẫn cảm đối vớisâu hại của từng xuất xứ.- Các số liệu điều tra được xử lý trên máy tính bằng chương trình HypsipylaDatabase.II. Kết quả nghiên cứu và thảo luận1. Kết quả nghiên cứuSau 12 tháng với 6 lần điều tra đánh giá, các số liệu thu thập được xử lý trên máytính đã cho thấy:- Tỷ lệ cây bị sâu đục nõn H. robusta phá hại trên các khu thử nghiệm xuất xứ látlà:· Tại khu thử nghiệm Cẩm Quỳ - Hà Tây: 58,8%.· Tại khu thử nghiệm Kim Bôi - Hoà Bình: 21,8%.· Tại khu thử nghiệm Mang Yang - Gia Lai: 1,7%.- Số vết bị sâu đục nõn hại trên một cây: biến thiên từ 0 đến 5 vết.- Những cây có chiều cao dưới 0,4 m rất hiếm khi bị sâu đục nõn phá hại.- Các xuất xứ lát trên khu thử nghiệm đều bị sâu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: