Danh mục

Nghiên cứu khoa học KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY CHÒ XANH (TERMINALIA MYRIOCARPA HUERCH ET M.A) TẠI TÂY BẮC

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 457.58 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) là cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ cứng có vân và ánh đẹp. Quả Chò xanh chín và đạt tiêu chuẩn để thu hái vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Đặc điểm nhận biết khi chín, quả có màu từ màu hồng tím sang màu vàng nhạt (chín thu hoạch). Hạt làm giống được bảo quản trong chum vại hoặc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-50C, 5 tháng đầu sức nảy mầm hạt đã bắt đầu giảm dần. Công thức xử lý hạt nảy mầm cho tỷ lệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY CHÒ XANH (TERMINALIA MYRIOCARPA HUERCH ET M.A) TẠI TÂY BẮC " KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNGCÂY CHÒ XANH (TERMINALIA MYRIOCARPA HUERCH ET M.A) TẠI TÂY BẮC Phạm Quang Tuyến, Bùi Thanh Hằng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM TẮT Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) là cây gỗ lớn, mọ c nhanh, gỗ cứngcó vân và ánh đẹp. Quả Chò xanh chín và đạt tiêu chuẩn để thu hái vào tháng 12 hoặc tháng 1năm sau. Đặc điểm nhận biết khi chín, quả có màu từ màu hồng tím sang màu vàng nhạt (chínthu hoạch). Hạt làm giống được bảo quản trong chum vại hoặc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-50C,5 tháng đầu sức nảy mầm hạt đã bắt đầu giảm dần. Công thức xử lý hạt nảy mầm cho tỷ lệnảy mầm cao nhất là: ngâm hạt trong nước 400C trong 8 giờ; Công thức thành phần ruột bầu :90% đất mùn tơi xốp + 7% phân chuồng hoai + 3% phân lân có sinh trưởng cây con tốt nhất(kết quả đo ở giai đoạn cây con 4 tháng tuổi)Từ khóa: Chò xanh, bảo quản hạt, xử lý hạt, thành phần ruột bầu, Tây BắcĐẶT VẤN ĐỀ Tây Bắc là khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và có độ che phủ rừng thấp nhấtcả nước. Trình độ nhận thức của người dân về trồng rừng còn hạn chế nên hiệu quả trồng rừngtừ một số loài cây nguyên liệu (Keo, Bạch đàn, Lát Mehico,...) không cao. Trong một số nămgần đây nhu cầu về gỗ gia dụng, gỗ xây dựng và gỗ nguyên liệu ngày một tăng. Trong khi đónguồn cung cấp gỗ lớn ngày một khan hiếm do rừng tự nhiên bị suy giảm, gỗ nhập khẩu cao.Do đó, chọn loài cây trồng vừa đáp ứng được về mặt sinh thái, môi trường mà vẫn đảm bảo vềmặt kinh tế cho người dân sống gần rừng là việc làm cần thiết đối với Tây Bắc. Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) là cây gỗ lớn cao 35 - 40m, đườngkính có thể lên tới 200cm. Cây thường xanh nửa rụng lá, mọc khá nhanh, khả năng tái sinhtốt. Gỗ xám trắng, cứng có vân và ánh đẹp, dễ làm, có thể dùng trong xây dựng, đóng thuyền,đóng đồ dùng trong nhà và làm gỗ dán lạng. Chò xanh là loài cây sinh trưởng nhanh, pháttriển tốt [1]. Các nghiên cứu về nhân giống Chò xanh ở Việt Nam hiện có rất ít và chưa cónghiên cứu nào về nhân giống cũng như trồng rừng đã được công bố cho loài này ở khu vựcTây Bắc. Nhưng thực tế Chò xanh không nằm trong danh sách các loài cây trồng rừng chủyếu ở các vùng sinh thái ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Chò xanhđể đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng giống cho nhu cầu trồng rừng loài cây này ởở khu vực Tây Bắc là rất cần thiết.MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUMục tiêu của đề tài - Xác định được kỹ thuật thu hái, bảo quản, xử lý hạt, gieo ươm cây Chò xanh tại vùngTây Bắc.Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây con tronggiai đoạn vườn ươm (4 tháng đầu).Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu thời điểm và kỹ thuật thu hái: - Kế thừa tài liệu, công trình nghiên cứu. - Điều tra, khảo sát, kết hợp phỏng vấn nhanh theo phương pháp PRA để biết thờiđiểm hạt rụng để thu hái. - Xác định khối lượng quả, hạt để tìm phương pháp thu hái tối ưu.Nghiên cứu cách thức bảo quản hạt: - CT1: Hạt lấy về được bảo quản trong tủ lạnh thông thường nhiệt độ (0-50C). - CT2: Hạt lấy về phơi khô rồi để hạt trong chum vại và đậy nắp kín. - CT3: Hạt lấy về được bảo quản trong cát ẩm theo tỉ lệ 1 hạt: 3 cát ẩm. Định kỳ mỗi tháng lấy ngẫu nhiên 1 lô hạt, chia tổ theo phương pháp góc đối diện đểkiểm nghiệm. Hạt đem kiểm nghiệm cùng một biện pháp xử lý cho vào nước ấm 400C ngâmtrong 8h, sau đó gieo hạt vào trong khay theo dõi tỉ lệ nảy mầm của từng công thức để t ìm racách bảo quản hạt tốt nhất.Nghiên cứu cách thức xử lý hạt nảy mầm: * Bố trí thí nghiệm theo các công thức: - CT1: Đãi hạt, ngâm trong nước vôi loãng, sau đó ủ hạt trong túi vải, gieo hạt vàotrong khay cát để theo dõi tỷ lệ nảy mầm. - CT2: Đãi hạt, ngâm trong nước sôi 1000C, sau đó ủ hạt trong túi vải, gieo hạt vàotrong khay cát để theo dõi tỷ lệ nảy mầm. - CT3: Đãi hạt, ngâm trong nước ấm 400C (2 sôi 3 lạnh), sau đó ủ hạt trong túi vải,gieo hạt vào trong khay cát để theo dõi tỷ lệ nảy mầm. * Phương pháp thu thập số liệu - Mỗi công thức thí nghiệm xử lý 100 hạt và lặp lại 3 lần. Thời gian ngâm hạt trongnước vôi loãng, nước sôi, nước ấm 400C là như nhau cho tất cả các công thức thí nghiệm. - Sau khi xử lý hạt gieo trong cát ẩm cần theo dõi hàng ngày, ghi chép lại ngày hạt bắtđầu nảy mầm, ngày hạt kết thúc nảy mầm và số hạt nảy mầm từng ngày, của từng công thức. - Từ kết quả theo dõi thế nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm cho từng công thức thí nghiệm tốtnhất.Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: