Nghiên cứu khoa học Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng huyện KonPlong, Tỉnh Kon Tum
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng huyện KonPlong, Tỉnh Kon Tum "Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng huyện KonPlong, Tỉnh KonTumPhạm Gia HộiTrịnh Đức Nhuần - Vũ Văn Thành*Nghiên cứu điều tra hệ thực vật rừng trong dự án Nghiên cứu thử nghiệm về kếhoạch điều chế rừng ở huyện Konplong, tỉnh Kon Tum thuộc Tây Nguy ên đượctiến hành từ 21/ 3 đến 10/ 5 / 2001.Phương pháp được sử dung là điều tra theo ô tiểu chuẩn điển hình. Vị trí ô tiêuchuẩn được định sẵn trên bản đồ Land-set theo từng trạng thái rừng khác nhau,với diện tích là 50x 20m (1000m2), sau đó tiến hành đo đường kính ở 1,30m vàchiều cao vút ngọn của tất cả các loài trong ô tiêu chuẩn có đường kính từ 10cmtrở lên. Kết quả thu được như sau:1. Hệ thực vật thân gỗKết quả khảo sát 34 ô tiêu chuẩn thuộc địa phận 6 lâm trường là: Tân Lập, MăngĐen, Đắc-ruồng, Măng Cành I, Măng Cành II, và Măng La, kết hợp với quan sátngoài ô tiêu chuẩn đã ghi nhận được 273 loài thực vật thân gỗ của 126 chi, 65 họthực vật, phân bố như sau: Ngành thực vật HọSTT Chi Loài Ngành thực vật hạt trần (Pinophylla)1 4 6 8 Ngành thực vật hạt kín- Hai lá mầm2 61 120 265 (Magnoliophyta-Magnoliopsida)- Trong 4 họ của ngành thực vật hạt trần thì 2 họ có số loài là 3, đó là họ Thông(Pinaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae); còn họ Hoàng đàn (Cupressaceae) vàhọ Thông đỏ (Taxaceae) có 1 loài.- Trong 61 họ của ngành thực vật hạt kín- hai lá mầm thì 4 họ có số lượng từ 10loài trở lên là: Họ Long não (Lauraceae): 28 loài; họ Giẻ(Fagaceae): 20 loài; họ 3mảnh vỏ (Euphorbiaceae): 16 loài; họ Trâm (Myrtaceae): 11 loài; họ Bứa(Clusiaceae): 10 loài. 13 họ thực vật có số lượng từ 5 - 9 loài là: Họ Xoan(Meliaceae): 9 loài; họ Côm (Elaeocarpaceae): 9 loài; họ Cà phê (Rubiaceae): 8loài; họ cánh bướm (Fabaceae): 7 loài; họ Xoài (Anacardiaceae): 6 loài; họ Na(Annonaceae): 6 loài; họ Chè (Theaceae): 6 loài; họ Dung (Symplocaceae): 6 loài;họ Tếch (Verbenaceae): 6 loài; họ Dâu tằm (Moraceae): 7 loài; họ Dầu(Dipterocarpaceae): 5 loài; họ Trôm (Sterculiaceae): 5 loài. Còn lại 44 họ có từ 1đến 4 loài.Nhưng qua điều tra khảo sát thì số loài tạo lập tầng ưu thế sinh thái và tầng vượttrội lại thuộc về một số họ sau: Họ Fagaceae, họ Pinaceae, ho Dipterocarpaceae,họ Podocarpaceae, họ Hamamelidaceae, họ Theaceae.2. Thực vật đặc hữu và các loài quí hiếmNgoài các yếu tố bản địa và các luồng di cư của các loài thực vật trong hệ thực vậtbậc cao có mạch vẫn giữ được nguyên vẹn một số thực vật cổ xưa, mang tính đặchữu của Konplong nói riêng và của Tây Nguyên nói chung còn sót lại ở các kỷtrước đó là+ Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis): Loài này có mặt trên các ngọn núi hoặc nơi cóđộ cao từ 1200m trở lên so với mặt biển; gặp ở ô tiêu chuẩn số 4 và một số vùngtrong khu rừng phòng hộ Thạch Nham thuộc lâm trường Măng La.+ Thông đỏ (Taxus bacata var. wallichiana): Loài này được tìm thấy tại vùngDaksô, lâm trường Măng La.+ Thông tre (Podocarpus neriifolius): Loài này mọc rải rác ở rừng của các lâmtrường Măng La, Mang Cành I, Mang Cành II nhưng số cá thể ít.3 loài trên đều thuộc nhóm IA theo phụ lục 1 về Danh lục các lo ài cây đặc biệtquý hiếm ban hành theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992.Ngoài ra còn một số loài cây quí hiếm khác nằm trong nhóm IIA của Nghị địnhtrên, đó là:+ Trầm hương (Aquilaria crassna): Loài này biên độ sinh thái rộng, thích hợp vớinhiều vùng, trong đó Trầm hương có mặt tại Konplong. Trước đây thì không hiếm,nhưng do nhựa trầm là mặt hàng có giá trị cao trên thị trường trong nước và thếgiới nên việc tìm kiếm, khai thác chặt phá đã đến mức báo động và có nguy cơtuyệt chủng.+ Pơmu (Fokienia hodginsii): Có tại ô tiêu chuẩn số 4, hỗn giao với thông Đà Lạtvà thông tre; đối với Pơmu vùng Tây Nguyên đã tìm thấy ở Đà Lạt - Lâm Đồng, ởKoKaKinh, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.+ Du xam (Keteleria davidiana): Có mặt tại ô tiêu chuẩn số 30, vùng Konturằnbên kia sông Daknghe thuộc lâm trường Đakruồng. Theo một số tài liệu đã côngbố về thực vật của Việt Nam thì Du xam mới thấy ở trên độ cao 1100m so với mặtbiển thuộc một số tỉnh vùng Tây Bắc-Bắc Bộ. Như vậy, cây Du xam cũng có thể làthực vật đặc hữu của huyện Konplong nói riêng và của Tây Nguyên nói chung.Ngoài các loài trên trong khu vực điều tra còn thấy có các loài gỗ quý khác như:Cẩm lai (Dalbergia oliveri), giáng hương quả lớn (Pterocarpus macrocarpus), trắc(Dalbergia conchinchinensis); chàm đen (Dalbergia nigrescens),… thuộc lâmtrường Măng Đen, xã Đakalôi thuộc lâm trường Đăkruồng.3. Thảm thực vật rừng KonplongCăn cứ vào đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai có thể phân hệ thảm thực vật rừngKonplong thành một số kiểu sau:3.1. K ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm sinh khoa học lâm nghiệp công nghệ rừng kinh tế rừngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1554 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 497 0 0 -
57 trang 342 0 0
-
33 trang 333 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 273 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 269 0 0 -
29 trang 230 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Đồ án nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ cảm biến IoT vào mô hình thủy canh
30 trang 201 0 0 -
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9 trang 200 0 0 -
61 trang 196 0 0
-
8 trang 194 0 0
-
112 trang 188 0 0
-
Tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học
9 trang 177 0 0 -
54 trang 172 0 0
-
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình
95 trang 171 0 0 -
SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ
4 trang 168 0 0 -
Bài giảng Phương phương pháp nghiên cứu khoa học du lịch - PGS.TS. Trần Đức Thanh
131 trang 165 1 0