Danh mục

Nghiên cứu khoa học Kết quả điều tra sinh thái - Di truyền bốn loài cây họ dầu trên vùng cát ven biển

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.53 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Họ Dầu ( Diptercarpaceae ) là một họ thực vật điển hình của rừng nhiệt đới Đông Namá có phân bố rộng rãi trải suốt khu vực ấn Độ đến Philipin, gồm có 13 chi và 470 loài. Trung tâm phân bố của các loại cây họ Dầu vươn lên đến Campuchia, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, ấn Độ và Trung Quốc ( Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Đảo Hải Nam ) ( Thái Văn Trừng, 1983 ). Họ Dầu ở Việt Nam có các loài thân cây gỗ cao tới 30-40m, với trên 40 loài của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kết quả điều tra sinh thái - Di truyền bốn loài cây họ dầu trên vùng cát ven biển "Kết quả điều tra sinh thái - Di truyền bốn loài cây họ dầu trên vùng cát ven biểnNguyễn Hoàng NghĩaViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamHọ Dầu ( Diptercarpaceae ) là một họ thực vật điển hình của rừng nhiệt đới ĐôngNamá có phân bố rộng rãi trải suốt khu vực ấn Độ đến Philipin, gồm có 13 chi và470 loài. Trung tâm phân bố của các loại cây họ Dầu vươn lên đến Campuchia,Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, ấn Độ và Trung Quốc ( Vân Nam, QuảngĐông, Quảng Tây, Đảo Hải Nam ) ( Thái Văn Trừng, 1983 ). Họ Dầu ở Việt Namcó các loài thân cây gỗ cao tới 30-40m, với trên 40 loài của 6 chi đặc trưng làDipterocarpus (dầu), Anisoptera ( vên vên), Hopea (sao), Vatica (táu), Shorea(chai, bao gồm cả Pentacme - Cẩm liên), Parashorea (chò chỉ).Do chiến tranh phá hoại và do khai thác không hợp lý mà tài nguyên rừng có câyhọ Dầu giảm đi đáng kể cả về diện tích và trữ lượng rừng. Theo Nguyễn DuyChuyên và Ngô An, Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), ở thời điểm năm 1959,diện tích các loài rừng có cây họ Dầu ở Đông Nam Bộ là 1.146.257ha ( chiếm49% diện tích toàn vùng ), đến năm 1968 đã giảm xuống còn 834.050ha ( chiếm36% diện tích khu vực, năm 1982 giảm còn 416.900ha (bằng 18% diện tích) vànăm 1992 chỉ còn lại 183.081ha (8%). Rõ ràng là việc bảo tồn các loài cây họ dầuở nước ta đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.I.Đối tượng nghiên cứu.Hai nhóm cây họ Dầu quan trọng nhất cần được bảo tồn và phát triển mạnh hiệnnay là các cây họ Dầu của các hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh và hệ sinhthái vùng cát ven biển. Đây là hai hệ sinh thái rất dễ bị tác động, phá hoại và khóbảo vệ.Vùng đất cát dọc bờ biển có vai trò phòng hộ và cảnh quan rất có ý nghĩa đối vớicuộc sống của người dân. Trước đây trong hệ sinh thái vùng cát ven biển, có mộtsố loài cây họ Dầu đã từng là cấu thành chủ yếu song bị khai thác đến suy kiệthoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bốn loài cây họ Dầu đặc biệt có ýnghĩa của hệ sinh thái này là dầu cát (D. chartaceus), sến cát (Shorea roxburghii),chai lá cong (shorea falcata), và sao lá hình tim (Hopea cordata). Đây là bốn đốitượng nghiên cứu chính vì rừng trên đất cát đã bị phá rất khó phục hồi và bốn loaìcây này đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.II. Kết quả điều tra khảo sát và thu thập giống:2.1. Dầu cát:Dầu cát còn có tên khác là dầu giấy, tên khoa học là Dipterocarpus chartaceusSym. Dầu cát là cây gỗ lớn, thân tròn và thẳng như dầu rái, cao tới 25 - 30 m,đường kính đạt tới 50 - 60cm. Tán cây thưa, phân cành muộn. Vỏ cây xám. Nhìnchung cây dầu cát có tầm vóc nhỏ hơn so với cây dầu rái. Lá hình thuôn dài, dài 8- 16cm, rộng 5 - 8cm, hoặc hình bầu dục, rộng 6 -10cm. Các đường gân gần nhưsong song.Quả gần như hình cầu, đường kính khoảng 2cm, khác với dầu rái là quảdầu cát nhẵn, không có cạnh, trong khi quả dầu rái có 5 cạnh. Hai cánh lớn d ài 9 -11cm, rộng 2,5 - 3cm. Quả chín vào tháng 3 - 5 hàng năm.Dầu cát được phát hiện thấy ở Việt Namtrên các vùng cát ven biển chạy suốt từPhan Thiết đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Cây mọc thành từng đám khoảng vài chục câyđến hàng trăm cây, dọc suối nước ven biển và dọc bờ biển. Hiện tìm thấy dọc theobờ biển như tại Hàm Minh, Hàm Thuận Nam tới thị trấn Lagi, Hàm Tân ( BìnhThuận ), hoặc phân bố như những cây cá thể hoặc từng đám rừng nhỏ kéo theo dọcđường từ Hàm Tân đi về phía Nam và có khá nhiều ở Rừng cấm Bình Châu -Phước Bửu ( Bà Rịa - Vũng Tàu ).Rừng bảo tồn sinh thái núi Takou (Hàm Minh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận ) cótổng diện tích trên 15.000ha, trong đó có những quần thụ tự nhiên cuả dầu cát. Vỏcây dày hơn vỏ dầu rái, nứt sâu. Cây mọc thành đám, mỗi đám khoảng vài trămcây. Quả nhỏ, vỏ quả nhẵn bóng, tròn chứ không như quả dầu rái. Cây mọc trêncát trắng và ven khe. Gần đó còn có một số cây tràm (Melaleuca sp. ) mọc trênsình nay đã biến thành ruộng. Cây tạo thành ưu hợp rừng cát - sến cát (sến mủ -Shorea roxburghii ) tại khu vực này.Cách thị trấn Lagi, huyện Hàm Tân khoảng 4 - 5km về phía bãi biển Đồi Dương(phi lao) hiện có một quần thụ nhỏ dầu cát nằm rải rác trong vườn rừng của nhândân địa phương. Quần thụ ban đầu gần như thuần loại, song do chặt hạ nhiều nămmà nay chỉ còn các đám cây đơn lẻ, giống như các cây che bóng cho các cây trồngkhác như thanh long, cây nông nghiệp ngắn ngày.Rừng cấm Bình Châu - Phước bửu hiện là nơi còn nhiều dầu cát và đang được bảovệ khá là nghiêm ngặt. Nơi đây dầu cát có mặt với nhiều loài cây họ dầu khác,đáng được quan tâm đầu tư bảo tồn lâu dài.Những biện pháp được đề xuất để bảo tồn loài dầu cát là thực hiện các biện phápbảo vệ nghiêm ngặt tại các khu bảo tồn và các quần thụ lớn hiện có, đó là: (1) rừngbảo tồn sinh thái Takou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận; (2) Rừng khoanh nuôi tạiLagi, Hàm Tân, Bình Thuận và (3) Rừng cấm Bình Châu- Phước Bửu, Bà Rịa,Vũng Tàu.Ngoài ra cần sớm thu hái hạt, gieo ươm và trồng thành một số khu bảo tồn trongcác rừng cấm và cả ở các nơi có điều kiện tương tự. Triển khai các nghiên cứu cóliên quan đến kỹ thuật trồng cây dầu cát trên các dạng đất cát của địa phương đểmau chóng phát triển loài cây này vào trồng rừng phòng hộ ven biển.2.2. Sến cát.Sến cát có tên là sến mủ, tên khoa học là Shorea roxburghii G. Don., là loài cây gỗcó kích thước trung bình cao tới 20-30m và đường kính đạt 30-40cm. Vỏ thân màuxám đen, có nhiều vết nứt sâu. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình bầu dục hay thuôn,đỉnh lá lúc nhọn lúc lõm. Trên cành non, lá dài 15 - 18 cm, rộng 6 - 7cm. Trêncành trưởng thành, lá nhỏ hơn và ngắn hơn, hai mặt lá phẳng hơn. Quả hình trứngcó ba cánh lớn dài 8cm và hai cánh nhỏ dài 4cm. Quả chín vào tháng 3 - 5 hàngnăm. Mỗi kg có 900 quả.Cây phân bố ở nhiều tỉnh phía Nam như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng,Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Sến cát mọc cả trong rừng rậm và rừng thưa, ưathích đất sâu nhiều mùn song chịu được cả đất thoái hoá và đất cát khô cằn venbiển. Giống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: