Danh mục

Nghiên cứu khoa học Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.68 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Keo và bạch đàn là 2 nhóm cây có nguồn gốc từ úc được đưa vào nước ta trong đó một số loài như A. auriculiformis, A. mangium, E. camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla đã được gây trồng rộng rãi. Nhiều loài và xuất xứ mới của 2 nhóm cây này hiện đang được trồng khảo nghiệm để tiếp tục đưa vào gây trồng và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây) "Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thửnghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây)Nguyễn Văn ĐộViện Khoa học Lâm Nghiệp Việt NamKeo và bạch đàn là 2 nhóm cây có nguồn gốc từ úc được đưa vào nước ta trong đómột số loài như A. auriculiformis, A. mangium, E. camaldulensis, E. tereticornis,E. urophylla đã được gây trồng rộng rãi. Nhiều loài và xuất xứ mới của 2 nhómcây này hiện đang được trồng khảo nghiệm để tiếp tục đưa vào gây trồng và pháttriển. Cùng với việc mở rộng diện tích của 2 nhóm cây này, tình hình sâu hại hiệnnay đang diễn biến rất phức tạp; nhiều loài sâu mới xuất hiện và một số loài đã gâythành dịch ở các địa phương như sâu xám, sâu túi ăn lá keo tai tượng tại TuyênQuang và Hà Tây, xén tóc đục thân bạch đàn tại Kiên Giang, sâu đục thân keo látràm tại Gia Lai... đòi hỏi phải tiến hành điều tra thành phần loài sâu hại, đánh giámức độ phá hại của chúng để xác định ưu tiên nghiên cứu và đối tượng phòng trừ.Mặt khác những thông tin trên thế giới gần đây cho thấy ngoài biện pháp phòngtrừ sâu bệnh hại như sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hoá chất, các chế phẩm sinh học...biện pháp tuyển chọn những loài, xuất xứ cây có tính kháng hoặc ít bị sâu bệnh hạiđang được thịnh hành và có nhiều kết quả đáng khích lệ. Việc tuyển chọn nàykhông chỉ lợi ích về mặt kinh tế mà cả về môi trường do việc giảm hoặc không cầnsử dụng các loại thuốc hoá học trong công tác phòng trừ sâu bệnh.Để góp phần vào công tác điều tra thành phần loài sâu hại cây rừng nói chung,đồng thời tìm hiểu về tính mẫn cảm sâu hại đối với các loài và xuất xứ của keo vàbạch đàn, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần loài sâu hại và đánh giá mứcđộ hại trên các khu thử nghiệm loài và xuất xứ của 2 nhóm cây này nhằm gópphần cho việc định hướng nghiên cứu phòng trừ và tuyển chọn những loài và xuấtxứ ít bị sâu hại phục vụ cho việc quản lý bảo vệ rừng keo và bạch đàn trong thờigian tới.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:· Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: các côn trùng gây hại keo và bạch đàn tại cáckhu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn của Trung tâm Giống cây rừng tại ĐáChông và Cẩm Quỳ huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây.· Phương pháp điều tra và đánh giá:+ Điều tra định kỳ 5 ngày một lần và sử dụng phiếu in sẵn để điều tra và đánh giámức độ phá hại của chúng.+ Việc đánh giá mức độ hại của các loài sâu trên keo và bạch đàn được chia thành4 cấp : không đáng kể - nhẹ - trung bình - nặng.· Xử lý số liệu: các dữ liệu trong phiếu điều tra sẽ được lưu trữ và xử lý trên máytính với chương trình ACIAR Database.2. Kết quả nghiên cứu· Thành phần loài sâu hại thu thập tại khu vực nghiên cứu bao gồm :+ Sâu hại keo: 24 loài thuộc 16 họ 5 bộ+ Sâu hại bạch đàn: 9 loài thuộc 9 họ 3 bộ.· Mức độ hại của các loài sâu trên keo và bạch đàn tại khu vực nghiên cứu nóichung không đáng kể, có một vài loài gây hại nhẹ nhưng diện tích bị hại khônglớn. Sâu hại thường thấy trên cây keo là Hypomeces squamosus (Coleoptera,Curculionidae) và Homoeocerus walkeri (Hemiptera, Coreidae). Sâu hại thườngthấy trên cây bạch đàn là Strepsicrates rothia (Lepidoptera, Tortricidae) vàTrabala vishnou (Lepidoptera, Lasiocampidae).· Hình thức gây hại của các loài sâu hại trên keo được chia thành 3 nhóm, trong đónhóm sâu ăn lá chiếm tỷ lệ 71%, nhóm sâu chích hút chiếm tỷ lệ 25%, nhóm sâuđục thân chiếm tỷ lệ 4% tổng số loài. Hình thức gây hại của côn trùng hại bạchđàn tại khu vực nghiên cứu được chia thành 2 nhóm; trong đó nhóm sâu ăn láchiếm tỷ lệ 56%, nhóm sâu chích hút chiếm tỷ lệ 44 % tổng số lo ài.· Số lượng loài sâu hại trên các loài và xuất xứ của cây keo tại khu vực nghiên cứunhư sau:- Keo lai( A.auriculiformis x A. mangium) có 20 loài sâu hại.- Keo tai tượng (A. mangium) có 5 loài sâu hại, trong đó xuất xứ Kini WP có sốlượng loài sâu hại cao nhất.- Keo lá tràm (A.auriculiformis) có 8 loài sâu hại, trong đó xuất xứ Sakaerat có sốlượng loài sâu hại cao nhất.· Số lượng loài sâu hại trên các loài và xuất xứ của bạch đàn tại khu vực nghiêncứu như sau:- Bạch đàn E. camldulensis gồm có 3 loài sâu hại, đó xuất xứ Petford có số lượngloài sâu hại cao nhất.- Bạch đàn E. urophylla gồm có 8 loài sâu hại, trong các xuất xứ của chúng xuấtxứ Lewotobi có số lượng loài sâu hại cao nhất.- Bạch đàn E. exerta và bạch đàn lai (E. camldulensis x E. tereticornis) chỉ có 1loài sâu hại.3. Thảo luận· Nhóm gây hại chính của sâu hại keo và bạch đàn tại khu vực nghiên cứu là nhómsâu ăn lá, điều này cũng phù hợp với các kết quả điều tra của chúng tôi tại một sốtỉnh tại miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta và của các tác giả trước đây ở Việt namcũng như trong khu vực Châu á Thái Bình Dương. Việc phân nhóm dựa trên hìnhthức gây hại và xác định nhóm gây hại chính của sâu keo và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: