Danh mục

Nghiên cứu khoa học Kết quả Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.88 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Rừng tự nhiên nước ta có tổ thành loài cây đa dạng và phong phú. Song mỗi một loài cây lại có một vùng phân bố nhất định, sự phân bố này có liên quan chặt chẽ với điều kiện hoàn cảnh của môi trường xung quanh. Trong các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, ngoài các yếu tố về điều kiện của môi trường, sự tồn tại của các loài trong cùng một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " Kết quả Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên "Kết quả Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamRừng tự nhiên nước ta có tổ thành loài cây đa dạng và phong phú. Song mỗi mộtloài cây lại có một vùng phân bố nhất định, sự phân bố này có liên quan chặt chẽvới điều kiện hoàn cảnh của môi trường xung quanh. Trong các hệ sinh thái rừngmưa nhiệt đới, ngoài các yếu tố về điều kiện của môi trường, sự tồn tại của cácloài trong cùng một lâm phần còn phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại giữa các loài,nghĩa là ngoài sự cạnh tranh về điều kiện sống, sự cùng tồn tại của các loài cònchịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi các chất tiết của các loài sống cạnh nó(gọi là phitônxit) thông qua lá, hoa, rễ... Trong một lâm phần khi các loài có đủkhông gian dinh dưỡng nhưng vì ảnh hưởng bởi phitônxit của các loài cây xungquanh nên có thể diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là cùng tồn tại hoặc là bàixích lẫn nhau. Chúng cùng tồn tại khi phitônxit của các loài không có ảnh hưởngxấu đến nhau hoặc kích thích sự sinh trưởng phát triển của các loài xuang quanh,ngược lại chúng sẽ loại trừ nhau khi phitônxit của loài này có ảnh hưởng xấu, kìmhãm sự phát triển của các loài bên cạnh.Vì thế nghiên cứu sâu về mối quan hệ qua lại giữa các loài trong rừng tự nhiên làrất cần thiết cho việc điều chỉnh tổ thành loài cây trong các lâm phần rừng tự nhiênkhi cần tác động các giải pháp lâm sinh và quan trọng hơn là làm cơ sở cho việclựa chọn và phối hợp các loài cây trong trồng rừng hỗn loài.I. Mục tiêu :Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài: vạng trứng (Endospermum chinense), sồiphảng (Lithocarpus fissus), lim xanh (Erythrophloeum fordii) và trám trắng(Canarium album) với các loài cây khác trong rừng tự nhiên ở các trạng thái rừngkhác nhau, nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn và phối hợp các loài cây khi xâydựng mô hình trồng rừng hỗn loài.II. Nội dung và phương pháp :Xác định được nhóm loài nào hay gặp với vạng trứng, sồi phảng, trám trắng và limxanh trong rừng tự nhiên thứ sinh đã và đang phục hồi. Để nghiên cứu mối quanhệ giữa các loài cây có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như: thông qua hệsố tương quan rhoặc dùng phương pháp tần xuất xuất hiện. ởđây vì loài cây cầnnghiên cứu đã được xác định trước vì thế chúng tôi sử dụng phương pháp ô 6 cây.Cụ thể lấy cây cần nghiên cứu làm tâm ô sau đó xác định: khoảng cách, tên cây, vàđo D1.3 , Hvn và Dt của 6 cây gần nhất xung quanh nó. Sau đó tính tần suất xuấthiện của loài theo số ô quan sát (fo) và theo số cây (fc). Căn cứ vào giá trị của fovà fc với mức ý nghĩa a= 0.05 chia các loài cây cùng xuất hiện với các loài nghiêncứu theo các nhóm sau:- Nhóm 1: rất hay gặp , gồm những loài có f0 ³30% và fc ³7%- Nhóm 2: hay gặp, gồm những loài có 15% £fo < 30% và 3% £fc Loài cây nghiên cứu Vạng trứng Sồi phảng Lim xanh Trám trắngSố ô quan sát 39 38 30 21Số ô có loài cây bạn là 15 28 10 2chính nó (38,5%) (73,7%) (33,3%) (9.5%)Số loài cây bạn xuất hiện 44 36 38 34cùng loài cây nghiên cứuMặc dù số ô quan sát của các loài nghiên cứu chưa nhiều nhưng kết quả cho thấysố loài cây bạn của các loài đó xuất hiện tương đối lớn, song các loài này xuất hiệnvới tần xuất rất khác nhau. Việc xếp nhóm các loài cây bạn theo các mức độ khácnhau dựa vào điểm điều tra hay số cá thể sẽ cho kết quả khác nhau. Đối với nhữngloài có tính quần thể rõ rệt thì tại một điểm điều tra có thể gặp nhiều cá thể cùngloài do đó khi tính theo số cá thể thì sẽ chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn so với khitính theo điểm điều tra. Theo giá trị của fo và fc tính được cho thấy các loài rất haygặp và hay gặp với các loài nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.Từ bảng 2 cho thấy vạng là loài xuất hiện cạnh nó nhiều nhất với tần suất 38.5%theo điểm điều tra và 10.3% theo số cá thể. Điều này chứng tỏ vạng là loài có tínhquần thể rất cao. Bảng 2 cũng cho thấy sồi phảng xuất hiện nh ư là cây bạn củachính nó với tần suất lớn nhất 73.7% theo điểm điều tra và 27.6% theo số cá thểnghĩa là sồi phảng cũng có tính quần thể rất rõ rệt. Đối với lim xanh kết quả bảng2 cho thấy ràng ràng là loài xuất hiện nhiều nhất chiếm 63.3% theo điểm điều travà 23.9% theo số cá thể, lim xanh xuất hiện như là cây bạn của chính nó tuy khôngphải nhiều nhất nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong nhóm loài rất hay gặpvới chính nó (33.3% theo điểm điều tra và 7.8% theo số cá thể ). Điều này cũngthể hiện tính quần thể tương đối rõ rệt của lim xanh. Trong 4 loài cây nghiên cứuthì trám trắng thể hiện tính quần thể thấp nhất, nó cũng phù hợp với đặc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: